Theo thống kê tỉ lệ bệnh nhân mắc phải viêm mũi dị ứng tại Mỹ khoảng 15-30%, căn bệnh ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng cuộc sống ở cả trẻ nhỏ lẫn người trưởng thành.
Viêm mũi dị ứng thường xuất hiện cùng bệnh hen suyễn hoặc các bệnh dị ứng khác, phần lớn người mắc bệnh hen đều bị viêm mũi.
Glucocorticoid dạng xịt thường là liệu pháp điều trị hiệu quả nhất, thuốc kháng histamin sử dụng theo đường uống hoặc dạng xịt và thuốc đối kháng thụ thể leukotriene là những lựa chọn thay thế. Tuy nhiên, sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả mong muốn ở nhiều bệnh nhân.
Liệu pháp miễn dịch giải mẫn cảm trong điều trị dị ứng nên được áp dụng trên các bệnh nhân với triệu chứng kháng thuốc hoặc thuốc gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Hai đường dùng thuốc hiện đang được sử dụng là tiêm dưới da và đặt dưới lưỡi nhưng dạng thứ hai bị hạn chế ở Mỹ trong việc điều trị dị ứng cỏ và cỏ phấn hương. Cả hai liệu pháp nhìn chung đem lại hiệu quả duy trì sau khi ngừng điều trị.[4]
Viêm mũi dị ứng là gì?
Viêm mũi dị ứng hay “sốt cỏ khô” là tình trạng sưng lên ở phía trong mũi, bệnh lý xảy ra sau khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng trong không khí như bụi bẩn, vẩy da từ lông động vật ( những vảy da rất nhỏ bong tróc ra cùng với lông) hoặc phấn hoa hay sau khi ăn thức ăn gây dị ứng. [1],[2]
Viêm mũi dị ứng bao gồm hai loại: di ứng theo mùa thường xảy ra mùa cây thụ phấn và dị ứng quanh năm( một vấn đề liên quan, viêm mũi không dị ứng có những triệu chứng chung giống với “sốt cỏ khô” nhưng thường tác nhân gây bệnh không phải là những protein như ở “sốt cỏ khô” hoặc những di ứng khác).[3]
Thông thường một người bị viêm mũi dị ứng vào mùa xuân thường là do dị ứng với phấn hoa của cây. Phấn hoa của cỏ và cây dại thường gây phản ứng dị ứng trong suốt mùa hè. Mùa thu, cây dại có thể làm triệu chứng dị ứng tồi tệ hơn, và bào tử nấm gây ra vấn đề chủ yếu từ cuối tháng 3 đến tháng 11 nhưng cũng có thể quanh năm. [3]
Những người mắc phải viêm mũi dị ứng quanh năm thường bị dị ứng với một hoặc nhiều tác nhân gây dị ứng trong nhà bao gồm ve bụi, lông và vẩy da động vật ( những mảnh da nhỏ bong tróc cùng lông của chó và mèo) có thể tìm thấy ở gối, giường, rèm cửa, vải bọc ghế và thảm. Một chất gây dị ứng phổ biến khác là nấm mốc, thường được tìm thấy trong các khu vực ẩm ướt như phòng tắm và tầng hầm.[3][4]

Nguyên nhân
Người bị viêm mũi dị ứng khi hít phải các tác nhân gây dị ứng như hạt phấn, nấm mốc, vẩy da động vật hay bụi bẩn, cơ thể sẽ sinh ra chất trung gian hóa học khởi phát các triệu chứng dị ứng. Hạt phấn của những cây gây dị ứng thì được vận chuyển bởi gió khác với phấn hoa được vận chuyển bởi côn trùng và không gây ra viêm mũi dị ứng. Các loại cây gây ra sốt cỏ khô khá đa dạng, khác nhau giữa cá thể và vùng. Số lượng hạt phấn trong không khí có thể ảnh hưởng tới sự biểu hiện của các triệu chứng dị ứng. Vào những ngày nóng, ẩm, gió nhiều thường có nhiều hạt phấn trong không khí. Còn vào những ngày mát mẻ, ẩm ướt, mưa, hầu hết hạt phấn bị rửa trôi. Viêm mũi dị ứng có tính di truyền. Nếu cả bố và mẹ đều mắc phải thì con cũng có thể bị mắc, và khả năng mắc cao hơn nếu người mẹ bị viêm mũi dị ứng.[1]
Triệu chứng[2],[3]

Chẩn đoán
Nhân viên y tế hỏi bệnh nhân về các triệu chứng và thăm khám. Người bệnh có thể cung cấp thêm thông tin về vật nuôi hay nguyên nhân khiến cho triệu chứng tồi tệ hơn. Sau đó người bệnh có thể cần các xét nghiệm sau:
Kiểm tra bằng sự hiện diện của kháng thể IgE đặc hiệu có trong huyết thanh hoặc phản ứng test da với tác nhân gây dị ứng dương tính.
Thử nghiệm (test) trên da có thể cho biết tác nhân gây dị ứng. Nhân viên y tế châm chích hoặc làm trầy xước da nhẹ với một lượng nhỏ chất gây dị ứng, sau đó theo dõi phản ứng. Nếu vết sưng xuất hiện trong vòng vài phút thì người đó có khả năng dị ứng với chất đem test. Test da với tác nhân gây dị ứng hay định lượng IgE có độ nhạy tương tự nhau. Lợi ích của việc xét nghiệm máu là bệnh nhân không cần thiết dừng sử dụng thuốc kháng histamin trong vài ngày trước khi làm xét nghiệm và không yêu cầu kỹ thuật cao, trong khi test da đem lại kết quả tức thì.[2],[4]Xét nghiệm máu phát hiện được nếu cơ thể có khả năng sản xuất ra protein được gọi là kháng thể để đáp ứng lại kháng nguyên gây dị ứng. Khi dị nguyên (tác nhân gây dị ứng) gắn với kháng thể trong mũi, mắt hay miệng, cơ thể sản xuất ra chất trung gian hóa học gây ra các triệu chứng.[3]
Sử dụng que tăm bông lấy dịch lỏng trong mũi cho kiểm tra bệnh dị ứng.
Nội soi mũi là thủ thuật để kiểm tra nguyên nhân khác gây ra triệu chứng ví dụ như polyp hay dị vật bằng việc sử dụng một ống nhỏ có gắn camera ở cuối để nhìn vào trong mũi.[2]
Cách kiểm soát viêm mũi dị ứng[2]
Cách tốt nhất để kiểm soát viêm mũi dị ứng là tránh các tác nhân gây dị ứng. Những cách dưới đây có thể giúp giảm các triệu chứng:
Rửa sạch mũi và xoang với dung dịch nước muối hoặc dạng xịt để làm loãng chất nhầy trong mũi và rửa trôi hạt phấn và bụi bẩn. Điều này cũng giúp giảm hiện tượng chảy nước mũi, giúp bệnh nhân thở dễ dàng hơn. Hỏi nhân viên y tế về tần suất rửa mũi.
Giảm tiếp xúc với mạt bụi: Giặt ga trải gường và khăn bằng nước nóng mỗi tuần. Sử dụng vỏ gối và đệm không chứa chất gây dị ứng. Hạn chế số lượng thú nhồi bông của trẻ em. Giặt đồ chơi của trẻ em trong nước nóng thường xuyên. Hút bụi hàng tuần và sử dụng máy hút bụi có bộ lọc khí. Không sử dụng thảm và rèm cửa nếu không cần thiết. Đây là nơi tập trung nhiều bụi bẩn và mạt bụi
Giảm tiếp xúc với hạt phấn. Đóng kín cửa ra vào và cửa sổ trong nhà, cửa xe ô tô. Ở trong nhà khi không khí ô nhiễm hoặc lượng hạt phấn cao. Sử dụng điều hòa và thay bộ lọc khí thường xuyên. Tắm và gội dầu trước khi đi ngủ mỗi tối để rửa sạch hạt phấn.
Giảm tiếp xúc với vẩy da động vật. Cách tốt nhất là không nuôi chó, mèo, chim hay các loài động vật khác. Nếu có, giữ chúng xa khỏi phòng ngủ, phòng khách và tắm rửa cho chúng thường xuyên.
Giảm tiếp xúc với nấm mốc. hạn chế ở lâu trong tầng hầm. Lựa chọn cây nhân tạo thay vì cây tươi. Giữ độ ấm trong nhà thấp hơn 45 %. Không xây bể cá hay vật dụng đựng nước trong nhà hoặc ngoài vườn.
Không hút thuốc. Tránh xa những người hút thuốc. Tham vấn nhân viên y tế nếu hiện tại đang hút thuốc và cần bỏ thuốc.
Điều trị
Bắt đầu bằng việc phòng bệnh trước. Nếu bạn bị viêm mũi dị ứng theo mùa nên hạn chế các hoạt động ngoài trời ử những thời điểm lượng hạt phấn cao. Nước rửa mũi hay nước muối sinh lý dạng xịt giúp hoại bỏ tác nhân gây dị ứng trong mũi. Dung dịch xịt mũi là thuốc không kê đơn, có sẵn tại các nhà thuốc hoặc có thể tự làm. Sử dụng muối và nước đun sôi, vô trùng hoặc chưng cất, trừ nước từ vòi. Đổ hoặc xịt vào mũi bằng bình neti, xilanh rửa mũi hoặc bình rửa. Nếu các triệu chứng không hết, một số thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn sẽ có hiệu quả.[3]
Các lựa chọn điều trị bằng thuốc bao gồm thuốc kháng histamin H1, glucocorticoid dạng xịt, thuốc đối kháng thụ thể leukotriene.[4]

* Viêm mũi dị ứng ở mức độ trung bình đến nặng khi có biểu hiện của một hoặc nhiều các triệu chứng sau: rối loạn giấc ngủ, suy giảm hoạt động thường ngày, suy giảm khả năng học tập và làm việc, hay lo âu.
* Liệu pháp miễn dịch giải mẫn cảm nên được áp dụng trên bệnh nhân mà viêm mũi dị ứng không được kiểm soát tốt khi điều trị bằng thuốc hoặc với những bệnh nhân muốn lựa chọn liệu pháp miễn dịch hơn những phương pháp điều trị khác.
Biên soạn & chỉnh sửa: DS. Phạm Trần Đan Thi
Dịch: Đỗ Khánh Linh - SV Đại Học Dược Hà Nội
Infographic: Phạm Hoài Phương Lan-SV- ĐH Công Nghệ TPHCM
Tài liệu tham khảo:
1.Allergic rhinitis, Medlineplus,22 March 2019, https://medlineplus.gov/ency/article/000813.htm (truy cập 2/03/2019)
2.Allergic Rhinitis, Drugs.com,21Dec 2018,
https://www.drugs.com/cg/allergic-rhinitis.html(truy cập 2/03/2019)
3.Understanding Hay Fever -the Basics,WebMD,16February2017,
https://www.webmd.com/allergies/understanding-hay-fever-basics(truy cập 2/03/2019)
4.Allergic Rhinitis, NCBI, 2015, https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4324099/ (truy cập 2/03/2019)