
Vắc-xin là gì?
– Vắc-xin có thể ngăn ngừa nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc các bệnh nguy hiểm. Vắc-xin làm việc bằng cách giúp cơ thể sẵn sàng chống lại vi trùng gây bệnh.
Vắc-xin thường dùng đường tiêm, nhưng một số loại có thể xịt mũi hoặc dùng bằng đường uống. Vắc xin còn được gọi là “tiêm chủng” hoặc “chủng ngừa”.
Tại sao trẻ nên chủng ngừa?
– Việc chủng ngừa có thể giúp trẻ không bị bệnh. Nếu trẻ bị bệnh, việc chủng ngừa có thể giúp trẻ không bị nặng hơn. Ngoài ra, việc chủng ngừa cũng giúp bảo vệ những người xung quanh khỏi bị bệnh.

Vắc-xin nào cho trẻ sơ sinh và trẻ em?
– Các bác sĩ khuyên trẻ sơ sinh và trẻ em nên chủng ngừa để ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng sau đây:
Viêm gan siêu vi B – Viêm gan siêu vi B có thể gây ra các vấn đề về gan lâu dài hoặc ung thư gan.
Bạch hầu, uốn ván và ho gà – Vắc xin phòng ngừa 3 loại bệnh khác nhau này thường được nhóm lại với nhau trong 1 mũi tiêm. Bạch hầu có thể gây ra một lớp màng dày ở sau họng dẫn đến các vấn đề về hô hấp. Uốn ván làm cho cơ hoạt động bất thường. Ho gà có thể gây ho nặng.
Bại liệt – bại liệt có thể gây yếu cơ và đau, dẫn đến tê liệt lâu dài. Tê liệt là khi mọi người không thể cử động tay hoặc chân của họ.
Rotavir us – Rotavirus có thể gây tiêu chảy nặng. Trẻ sơ sinh và trẻ em bị tiêu chảy nặng có thể dẫn đến bị “mất nước”.
Haemophilus influenzae type B, được gọi là “Hib” – Hib có thể gây viêm da, viêm họng, khớp hoặc viêm não.
Bệnh phế cầu khuẩn – Bệnh phế cầu khuẩn là một mầm bệnh có thể gây viêm phổi, viêm tai, nhiễm trùng máu máu hoặc các viêm não.
Sởi, quai bị và rubella, được gọi là “MMR” – Vắc xin phòng ngừa 3 loại bệnh khác nhau này được nhóm lại với nhau trong 1 mũi tiêm. Bệnh sởi có thể gây phát ban, sốt và ho. Nó có thể dẫn đến các vấn đề lâu dài về phổi, tai hoặc não. Quai bị gây sưng tuyến ở má, và có thể dẫn đến các vấn đề lâu dài của não hoặc tinh hoàn. Rubella còn được gọi là “bệnh sởi Đức”. Nếu một người phụ nữ bị rubella trong khi đang mang thai, em bé có thể được sinh ra với một khuyết tật bẩm sinh.
Thủy đậu – Thủy đậu có thể gây sốt, đau họng và phát ban. Một số trẻ bị bệnh thủy đậu có thể bị bệnh nặng và bị viêm phổi hoặc viêm não.
Viêm gan A – Viêm gan A thường không gây ra vấn đề ở trẻ em, nhưng có thể gây bệnh gan nặng ở người lớn. Trẻ em được chủng ngừa viêm gan loại A giúp ngăn ngừa người lớn xung quanh bị nhiễm trùng.
Cúm – Cúm có thể gây sốt, ớn lạnh, đau cơ, ho hoặc đau họng.
Trẻ cần bao nhiêu liều vắc-xin?
– Mỗi loại thuốc chủng ngừa đều khác nhau. Một số vắc xin hoạt động sau 1 liều. Nhưng hầu hết cần 2 liều hoặc nhiều hơn để ngăn ngừa nhiễm trùng. Vắc-xin thường mất vài tuần để bắt đầu phát huy tác dụng.
Trẻ sẽ được chủng ngừa ở lứa tuổi nào?
– Các vắc-xin khác nhau được chủng ngừa ở các độ tuổi khác nhau. Hầu hết các bé đều được chủng ngừa viêm gan siêu vi B liều đầu tiên ngay sau sinh. Sau đó, những trẻ em khỏe mạnh đều theo một lịch trình vắc-xin đặt ra. Mặc dù các bác sĩ tuân theo một lịch tiêm vắc-xin được đặt ra, trẻ có thể nhận liều vắc-xin nhất định vào những thời điểm khác nhau. Ví dụ, bé có thể chủng liều vắc-xin bại liệt lần thứ ba bất cứ lúc nào từ 6 đến 18 tháng tuổi.
Một số sẽ theo một lịch tiêm chủng khác nếu trẻ:
Có một số vấn đề sức khỏe
Bắt đầu chủng ngừa vắc-xin muộn hơn bình thường
Bắt đầu chủng ngừa đúng thời hạn, nhưng sau đó đã quên liều và tụt lại sau thời khóa biểu

Những tác dụng phụ nào có thể gây ra bởi vắc-xin?
– Thông thường, vắc-xin không gây ra tác dụng phụ. Khi chúng gây ra tác dụng phụ, chúng có thể gây ra:
Đỏ, sưng nhẹ hoặc đau nhức ở chỗ tiêm
Sốt nhẹ
Phát ban nhẹ
Đau đầu hoặc đau nhức cơ thể
Hầu hết các tác dụng phụ này xảy ra trong vòng 1 đến 2 ngày sau khi chủng ngừa. Nhưng chúng có thể xảy ra 1 đến 2 tuần sau khi bị tiêm thủy đậu hoặc tiêm chủng sởi, quai bị và rubella.
Vắc-xin cũng đôi khi gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn những loại thuốc được liệt kê, chẳng hạn như các phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Nhưng những tác dụng phụ nghiêm trọng là rất hiếm.
Hãy hỏi bác sĩ hoặc y tá của trẻ về những phản ứng phụ nào xảy ra mỗi lần trẻ chủng ngừa. Nếu bé bị phản ứng hoặc có vấn đề sau khi chủng ngừa, hãy cho bác sĩ hoặc y tá biết.
Nếu trẻ bị bệnh vào ngày chủng ngừa thì có tiêm vắc xin không?
– Nếu trẻ bị bệnh và phải chủng ngừa, hãy cho bác sĩ hoặc y tá biết. Tùy thuộc vào loại vắc xin và triệu chứng của bé, bác sĩ hoặc y tá có thể cho con bạn chủng ngừa hoặc chờ cho đến khi bé khỏe hơn.
Nếu trẻ bị dị ứng trứng thì sao?
– Nếu trẻ bị dị ứng trứng, hãy cho bác sĩ hoặc y tá biết. Một số vắc-xin có thể được tạo ra từ trứng. Bác sĩ hoặc y tá sẽ cho biết loại vắc-xin nào an toàn để có được.
Có nên theo dõi lịch tiêm chủng của trẻ không?
– Có. Điều quan trọng là phải giữ một danh sách các loại vắc-xin và thời gian mà trẻ đã tiêm. Nhiều trường học hoặc nhà trẻ cần thông tin này trước khi họ nhận bé. Có thể giữ danh sách cập nhật bằng cách mang nó đến kì kiểm tra sức khỏe của trẻ.
Có lợi ích gì để trì hoãn tiêm chủng cho đến khi trẻ lớn hơn một chút không?
– Không! Một số phụ huynh nghĩ rằng sẽ tốt nếu để trẻ lớn hơn so với tuổi chủng ngừa được đề nghị trước khi cho trẻ tiêm quá nhiều vắc-xin. Sự thật là, các nghiên cứu cho thấy rằng việc vắc-xin trì hoãn có thể thực sự có những nhược điểm. Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em chủng ngừa MMR trễ hơn so với tuổi được khuyến cáo được cho là có nguy cơ bị sốt co giật cao hơn. Lịch trình tiêm chủng mà các bác sĩ khuyên nên được tuân theo cẩn thận. Đừng trì hoãn vắc-xin của trẻ.
Theo quyết định số 845/2010/QĐ-BYT ngày 17/03/2010 của Bộ Y tế, từ năm 2010, lịch tiêm chủng thường xuyên trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng áp dụng như sau:

Childcare Unit (VSHR)-Bùi Thị Hà-SVY5-ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Chỉnh sửa: DS. Phạm Trần Đan Thi
Infographic: Mai Thị Duyên – Anh ngữ Popodoo Lai Châu
Tài liệu tham khảo
Patient education: Vaccines for babies and children age 0 to 6 years (The Basics), November, 3rd, 2018. https://www.uptodate.com/contents/vaccines-for-babies-and-children-age-0-to-6-years-the-basics(Accessed 2018-03-11)
Lịch tiêm chủng thường xuyên http://www.tiemchungmorong.vn/vi/content/lich-tiem-chung-thuong-xuyen.html-0