top of page
Search

THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ

Hiện nay, thuốc lá điện tử ngày càng phổ biến, đặc biệt trong giới trẻ. Mới xuất hiện ở Việt Nam chưa lâu, nhưng thuốc lá điện tử đang được nhiều bạn trẻ ưa thích. Nhiều người lầm tưởng thuốc lá điện tử không gây hại và có thể giúp cai thuốc lá. Tuy nhiên, sự thật hoàn toàn ngược lại


Thuốc lá điện tử là gì?


Thuốc lá điện tử là một thiết bị điện tử hoạt động bằng cách đun nóng một loại chất lỏng và tạo ra một luồng hơi để có thể hít vào, hoặc là hỗn hợp của những phần tử nhỏ. Thuốc lá điện tử có nhiều hình dạng và nhiều kích cỡ. Gần như tất cả các loại đều có cấu tạo gồm pin, bộ phận làm nóng và bộ phận chứa chất lỏng. Một số loại giống như một điếu thuốc thông thường, điếu xì gà hoặc tẩu thuốc. Một số loại khác lại giống như ổ đĩa USB, cây bút, hay những vật dụng hằng ngày. Chất lỏng được sử dụng trong thuốc lá điện tử thường bao gồm nicotine, hương liệu và một số hóa chất giúp tạo ra khí. Người sử dụng hít luồng khí này vào trong phổi, những người xung quanh cũng có thể hít phải nếu người hút thuốc nhả khói thuốc vào trong không khí. Thiết bị thuốc lá điện tử cũng có thể được sử dụng để hít cần sa và các loại thuốc phiện khác.(1)


Thuốc lá điện tử có nhiều loại và nhiều hình dạng khác nhau
Thuốc lá điện tử có nhiều loại và nhiều hình dạng khác nhau

Thuốc lá điện tử ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta như thế nào?


Chất lỏng được sử dụng trong thuốc lá điện tử thường bao gồm nước propylene glycol, glycerin, nicotine, và hương liệu.


Glycol và hơi glycerol là thành phần có trong thuốc lá điện tử, được sử dụng trong ngành công nghiệp điện ảnh và huấn luyện cấp cứu trong hàng không, chúng là chất kích thích đường dẫn khí trên. Tiếp xúc với hơi glycol có thể gây khô lớp màng nhầy trong đường hô hấp và mắt. Glycerin được sử dụng để tăng hiệu quả của thuốc hít, chúng có tác dụng hút ẩm nên sẽ làm khô nước có trong dịch tiết phế quản làm giảm độ nhớt của chúng. Glycerin và Polyglycerine không gây độc tế bào khi tế bào phôi thai người, tế bào thần kinh chuột và nguyên bào sợi trên hệ hộ hấp được cho tiếp xúc một vài lần với dung dịch trong thuốc lá điện tử. Dữ liệu hiện sẵn có về độ an toàn khi hít phải hơi glycerol một thời gian dài vẫn chưa đầy đủ.


Nicotine có trong thuốc lá điện tử dễ dàng được hấp thu qua đường dẫn khí, da, màng nhầy và đường tiêu hóa. Tiếp xúc với nicotine trong thời gian ngắn có thể gây chóng mặt, buồn nôn và nôn. Phản ứng độc hại của nicotine khi tiếp xúc với da đã được mô tả sau khi một chất lỏng chứa nicotine chảy ra da, hay do tiếp xúc với lá của cây thuốc lá. Những trường hợp nhiễm độc nicotine nặng tương đối hiếm; trường hợp nôn ói liên tục thường để hạn chế sự hấp thụ thuốc lá. Thuốc lá điện tử có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc nicotine do có hàm lượng nicotine cao trong bộ phận chứa chất lỏng. Đã có những báo cáo về việc tự tử và cố gắng tự tử bằng cách tiêm tĩnh mạch hoặc uống chất lỏng chứa nicotine có trong hộp chứa chất lỏng của thuốc lá điện tử.(3)


Các thành phần có trong hơi thuốc lá điện tử
Các thành phần có trong hơi thuốc lá điện tử

Đã có 9 nghiên cứu về tác động lên sinh lý cơ thể của thuốc lá điện tử. Thuốc lá điện tử thường được bán với danh là “một sản phẩm an toàn”. Một số nghiên cứu đã ghi lại tác động lên sinh lý cơ thể khi tiếp xúc với thuốc lá điện tử trong thời gian ngắn, hoặc hít phải hơi thuốc lá điện tử so với người bình thường như sau(3):


  • Kích ứng miệng, cổ họng và ho khan trong lần đầu sử dụng, triệu chứng này giảm sau một thời gian tiếp tục sử dụng.

  • Không thay đổi nhịp tim, nồng độ carbon monoxide (CO), hay nồng độ nicotine

  • Giảm lượng nitric oxide thở ra (FeNO) và tăng kháng trở và kháng lực đường dẫn khí giống như khi sử dụng thuốc lá truyền thống.

  • Không có sự thay đổi về số lượng tế bào máu

  • Không có sự thay đổi về chức năng phổi

  • Không có sự thay đổi về chức năng tim (đánh giá bằng siêu âm tim)

  • Không tăng marker viêm


 

Lê Thái Thanh Khuê – Sinh viên Y3- Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh


Chỉnh sửa: DS. Phạm Trần Đan Thi


Tài liệu tham khảo:

1. Centers for Disease Control and Prevention (2018), Quick Facts on the Risks of E-cigarettes for Kids, Teens, and Young Adults

<https://www.cdc.gov/tobacco/basic_information/e-cigarettes/Quick-Facts-on-the-Risks-of-E-cigarettes-for-Kids-Teens-and-Young-Adults.html?s_cid=osh-stu-home-slider-004 >

2. Priscilla Callahan-Lyon (2014), Electronic cigarettes: human health effects

< https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3995250/ >

79 views0 comments

Recent Posts

See All
bottom of page