
Đồ uống chiếm một phần rất lớn trong ngành công nghiệp thực phẩm, bao gồm đồ uống có cồn và đồ uống không có cồn nhưng không bao gồm nước uống không có ga và nước uống có ga (soda). Đồ uống có cồn bao gồm bia, rượu vang và rượu mạnh; Đồ uống không chứa cồn (hay còn gọi là soft drink) là trà, cà phê, nước ép trái cây, thức uống chưá cacbonat và không chưá cacbonat. Tất cả các loại đồ uống có thành phần chính là nước, ngoài ra còn chứa CO2, chất tạo mùi, đường, và nếu thức uống có cồn thì sẽ chứa thêm rượu (ethanol) [1]
Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chỉ đề cập tới những nội dung liên quan đến thức uống có cồn.
Nhãn mác là một đặc điểm chính yếu của hầu hết các sản phẩm, giúp tiêu thụ hàng hóa, giúp người tiêu dùng phân biệt sản phẩm với các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường, chứa đựng những thông điệp quan trọng bao gồm thành phần, hướng dẫn sử dụng và cách dùng. [2]. Luật quản lý đồ uống có cồn liên bang (The Federal Alcohol Administration (FAA) Act ) đưa ra những tiêu chuẩn cho việc quy định cách ghi nhãn mác và quảng cáo cho rượu (chứa ít nhất 7% nồng độ cồn theo thể tích – nghĩa là mỗi 100 mL rượu chưá ít nhất 7 mL cồn), rượu mạnh chưng cất, và thức uống làm từ mạch nha. Những quy định của Cục thuế quan và kinh doanh rượu cồn và thuốc lá Hoa Kỳ được ban hành để ngăn chặn việc lừa gạt người tiêu dùng và nhằm cung cấp những thông tin đầy đủ về đặc tính và chất lượng của sản phẩm, để nghiêm cấm việc truyền đạt những thông tin không đúng sự thật thật hoặc sai lệch, để người tiêu dùng biết thông tin về nồng độ cồn có trong sản phẩm.[3]
Cider: được dịch là nước táo lên men. Là một loại đồ uống chứa cồn. Tại Mỹ loại thức uống này được quản lý bởi 3 loại quy định về luật khác nhau:[4]
Bộ luật thuế (Internal Revenue Code – IRC)
Luật quản lý đồ uống có cồn liên bang (Federal Alcohol Administration Act)
Luật quy định nhãn cho đồ uống có cồn (Alcohol Beverage Labeling Act)
Ngày nay để tiêu thụ sản phẩm, những chiến lược quảng cáo, tiếp thị cho sản phẩm đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Và đôi khi việc truyền tải những nội dung quảng cáo tiếp thị cho sản phẩm không cung cấp hết những đặc tính của sản phẩm, và người tiêu dùng cũng vì thế nhận định sai về thành phần, hướng dẫn sử dụng cũng như cách dùng của sản phẩm. Vì vậy, để là người tiêu dùng thông minh, trước khi chọn sử dụng một sản phẩm hãy tìm hiểu nội dung trên nhãn mác sản phẩm nói chung và đồ uống có cồn nói riêng thay vì bị dẫn dắt bởi những thông tin quảng cáo, tiếp thị.
Những thông tin bên dưới đây sẽ mô tả chi tiết về nội dung của một nhãn thức uống có cồn và ý nghĩa đối với người tiêu dùng.[3]


Quy định về việc sử dụng đồ uống có cồn đối với trẻ em dưới 18 tuổi [5]
Vì những lý do về sức khỏe và những vấn đề xã hội, không nên sử dụng đồ uống có cồn đối với trẻ dưới 18 tuổi.
Những nguy cơ về sức khỏe: – Hủy hoại sức khỏe của trẻ, ngay cả khi đã đủ 15 tuổi hoặc hơn. Chất cồn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường và chức năng của những cơ quan quan trọng như não, gan, xương và nội tiết tố (hormone)
– Bắt đầu sử dụng chất cồn trước 14 tuổi sẽ tăng nguy cơ bị những thương tổn do rượu (alcohol-related injuries), bạo lực, có những suy nghĩ và cố gắng tự tử
– Chất cồn liên quan đến hành vi nguy cơ ví dụ bạo lực, có nhiều bạn tình hơn, có thai, sử dụng ma túy, vấn đề việc làm và lái xe khi say rượu
Quy định của luật:
Những hành động sau được cho là vi phạm pháp luật:
– Bán đồ uống có cồn cho người dưới 18 tuổi – Người dưới 18 tuổi mua thức uống có cồn – Người trưởng thành mua đồ uống có cồn cho người dưới 18 tuổi
– Người dưới 18 tuổi sử dụng đồ uống có cồn ở những nơi được bán cả rượu và thuốc lá (licensed premises) như quán rượu, nhà hàng.
Tuy nhiên, người 16 hoặc 17 tuổi có đi kèm với người lớn có thể uống (nhưng không được mua) bia, rượu vang hoặc cider (nước táo lên men) cùng với bữa ăn. Luật nghiêm cấm không được cho trẻ dưới 5 tuổi sử dụng thức uống có cồn.

DS.Phạm Trần Đan Thi
Tài liệu tham khảo:
1.Beverages, sciencedirect,2016, https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/B9780081005965034090(access 12/12/2018)
2.Product labeling, business.gov.au, 21/11/2018, https://www.business.gov.au/products-and-services/selling-products-and-services/product-labelling (access 12/12/2018)
3.Alcohol Beverage Labeling and Advertising,Alcohol and Tobacco Tax and Trade Bureau, 24/03/2017, https://www.ttb.gov/consumer/labeling_advertising.shtml (access 12/12/2018)
4.TTB Cider Industry FederalCompliance Training 2017, Alcohol and Tobacco Tax and Trade Bureau, 2017,
https://www.ttb.gov/main_pages/ponl-pdfs/cidercon-2017-ttb-compliance-training_masterfinal.pdf (access 12/12/2018)
5.Should my child drink alcohol?, The National Health Service, 18/09/2018, https://www.nhs.uk/common-health-questions/childrens-health/should-my-child-drink-alcohol/ (access 22/12/2018)