top of page
Search

SỐNG VUI, KHỎE VỚI VIÊM THẤP KHỚP!



Vào những tháng cuối của năm thời tiết luôn chuyển lạnh, và cũng là lúc bệnh viêm thấp khớp hoành hành với các cơn đau nhức dai dẳng. Đa số bệnh nhân đều sử dụng các thuốc NSAIDs (celecoxib, diclofenac,..), thuốc corticoids,... để điều trị [1]. Dẫn đến việc lạm dụng thuốc kháng viêm và đem lại các hệ quả nghiêm trọng như xuất huyết tiêu hóa, ảnh hưởng tim mạch, ảo giác, ảnh hưởng gan thận,...[2]. Vì thế trong phòng và cải thiện bệnh viêm thấp khớp luôn ưu tiên việc thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân để hỗ trợ việc giảm triệu chứng, thậm chí hạn chế số lần dùng thuốc.


Để được vậy, người bị viêm thấp khớp nên:

  • Tăng cường vận động: Đa số bệnh nhân gặp trở ngại khi sử dụng khớp rất ngại di chuyển và tập thể dục. Nhưng việc ngồi nhiều sẽ gia tăng tỉ lệ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường loại 2, béo phì, xương khớp,...[3]. Và vận động một cách hợp lý thường xuyên sẽ giúp tăng myokine – chất chống lại TNFα, giúp giảm biến chứng các bệnh mạn tính (viêm thấp khớp, tim mạch, tiểu đường,...) [1,3]. Tuy vậy chúng ta không nên vận động quá mức, khiến cơ thể mệt mỏi và tăng áp lực lên các khớp sẽ làm bệnh trạng nặng hơn [4]. Bạn có thể thực hiện các bài tập như sau:

  1. Bài vai: Bạn đứng thẳng, lưng dựa vào tường và tay để sang 2 bên. Cùi tay thẳng, áp lòng bàn tay vào tường. Giữ như vậy trong 5 giầy rồi nghỉ. Thực hiện như vậy 10 lần.

  2. Bài ngón tay: Bạn đưa tay ra phía trước, song song với vai, nắm chặt tay và rồi mở rộng các ngón tay hết mức có thể. Lặp lại bài tập với cường độ tăng dần lên tới 20 động tác/lần. Nên thực hiện 2 lần/ngày.


Đi bộ chậm là cách vận động hiệu quả nhất cho Viêm thấp khớp, theo Arthritis Foundation
Đi bộ chậm là cách vận động hiệu quả nhất cho Viêm thấp khớp, theo Arthritis Foundation

Ngoài ra, bạn có thể đi bộ hoặc tham gia các nhóm dưỡng sinh ở công viên. Vừa tập thể dục vừa hít thở không khí trong lành và mở rộng mối quan hệ bạn bè cũng góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe [4].


Thay đổi thực đơn ăn uống: Ăn Chế độ ăn khắt khe, khó khăn khi thực hiện mà còn có thể gây sụt cân, thiếu dưỡng chất cho người bệnh viêm thấp khớp, làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng [5,6,7]. Vậy nên tùy theo sở thích và nhu cầu mỗi người, bạn có thể thay thế thịt bằng các loại thực phẩm sau để cải thiện bữa ăn của mình [8,9]:

1. Gia vị: gừng, nghệ.

2. Dầu: olive (extra-virgin oil), dầu cá (omega – 3 bão hòa)

3. Hạt và ngũ cốc: đậu nành, hạt kê, gạo, lúa mạch, yến mạch,...

4. Trái cây: xoài, mận khô, táo, nho, bưởi, chuối, đào,...

5. Món khác: sữa chua, trà xanh, húng quế.

6. Vitamin: Vitamin D, Kẽm, selenium,...


Salad trái cây vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe và cân nặng của bạn
Salad trái cây vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe và cân nặng của bạn


Việc thay đổi chế độ ăn uống kèm vận động đúng cách sẽ đem lại hiệu quả cải thiện triệu chứng đau do viêm thấp khớp và giảm các yếu tố nguy cơ (như béo phì), từ đó giúp cải thiện chất lượng cuộc sống về mặt tinh thần cũng như thể chất [4,5].


 

Biên soạn: DS. Lê Minh Ngọc Anh

Chỉnh sửa: DS. Phạm Trần Đan Thi

Infographic: Nguyễn Phương Uyên

Tham khảo:

  1. Hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp của của Bộ Y Tế Ban hành kèm theo Quyết định số 361/QĐ-BYT Ngày 25 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

  2. Meyler’s side effects of drugs – J.K Aronson 16th edition.

  3. Dept. of Infectious Diseases, Rigshospitalet, Section 7641, Blegdamsvej 9, DK-2100, Copenhagen, Denmark. The anti-inflammatory effect of exercise. J Appl Physiol (1985). 2005 Apr;98(4):1154-62.

  4. Susann Arvisson, Barbro Arvidsson, Bengt Fridlund and Stefan Bergman, Factors promoting health-related quality of life in people with Rheumatic diseases: a 12 month longitudinal study. BMC Musculasketal Disorders 2011, 12:102.

  5. Gregory Summers, Alison Booth, Katherine BrookeWavell, Tharaq Barami, Stacy Clemes. Physical activity and sedentary behavior in women with rheumatoid arthritis: a comparison of patients with low and high disease activity and healthy controls, Open Access Rheumatology: Research and Reviews 116.109.8.102 on 22-Nov-2019

  6. Lars Sköldstam,Lasse Larsson &Folke D. Lindström, Effects Of Fasting and Lactovegetarian Diet on Rheumatoid Arthritis, Pages 249-255 | Received 04 Apr 1979, Published online: 12 Jul 2009

  7. Skoldstam L. Fasting and vegan diet in Rheumatic arthritis. Scand J Rheumatol 1986;15:219-23.

  8. Panush RS, Carter RL, Katz P, Kowsari B, Longley S, Finnie S. Diet therapy for rheumatoid arthritis. Arthritis Rheum 1983;26:462–71.

  9. Carol J.HendersonPhD, RDaRichard S.PanushMD, Diets, Dietary supplements and nutritional therapies in rhneumatic diseases, Rheumatic Disease Clinics of North America Volume 25, Issue 4, 1 November 1999, Pages 937-968

33 views0 comments

Recent Posts

See All
bottom of page