top of page
Search

PHÒNG TRÁNH BỆNH SỐT VÀNG DA


1. Tiêm vắc-xin


Tiêm vắc-xin là biện pháp quan trọng nhất trong phòng ngừa sốt vàng da.

Vắc-xin chống sốt vàng da hiệu quả, an toàn và giá cả phải chăng. Một mũi vắc-xin là đủ để phòng ngừa bệnh đến hết đời, không cần mũi nhắc lại.


Một số chương trình tiêm chủng được thực hiện nhằm ngăn ngừa lây truyền bệnh như: tiêm chủng định kỳ cho trẻ sơ sinh; các chiến dịch tiêm chủng hàng loạt để đảm bảo an toàn cho người dân ở các quốc gia có nguy cơ và tiêm phòng cho du khách đi đến các khu vực lưu hành bệnh sốt vàng da.


Ở những khu vực có nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh, và có tỉ lệ tiêm chủng thấp thì việc nhận biết và kiểm soát kịp thời các ổ dịch bằng cách tiêm chủng hàng loạt là rất quan trọng. Tiêm vắc-xin cho dân số có nguy cơ nhiễm bệnh (80% trở lên) để ngăn ngừa lây truyền trong khu vực có dịch sốt vàng da.


Đã có những báo cáo về phản ứng có hại sau khi tiêm vắc-xin (AEFI) sốt vàng da . Tỉ lệ xuất hiện tác dụng không mong muốn nghiêm trọng trên thận, gan và thần kinh trung ương từ 0 đến 0,21 trường hợp trên 10 000 liều ở những vùng dịch bệnh, và từ 0,09 đến 0,4 trường hợp trên 10 000 liều trong quần thể không tiếp xúc với vi-rút.


Người già trên 60 tuổi, người bị suy giảm miễn dịch do HIV/AIDS hoặc nguyên nhân khác, bệnh nhân rối loạn tuyến ức có nguy cơ cao hơn gặp phải tác dụng phụ sau khi tiêm vắc-xin. Những người trên 60 tuổi nên được tiêm vắc-xin sau khi cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.


Những đối tượng thường được loại trừ khỏi tiêm chủng bao gồm:

· Trẻ dưới 9 tháng tuổi;

· Phụ nữ mang thai - ngoại trừ nguy cơ nhiễm trùng cao khi có dịch bệnh xảy ra

· Những người bị dị ứng nặng với protein trứng

· Người bị suy giảm miễn dịch do HIV/AIDS hoặc nguyên nhân khác, bệnh nhân rối loạn tuyến ức


Theo Quy định sức khỏe quốc tế (IHR), các quốc gia có quyền yêu cầu khách du lịch cung cấp giấy chứng nhận tiêm phòng sốt vàng da. Nếu không tiêm vắc -xin vì lý do sức khỏe, bạn phải có chứng nhận của cơ quan y tế. IHR là một khuôn khổ ràng buộc về mặt pháp lý để ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm và các mối đe dọa sức khỏe khác. Yêu cầu giấy chứng nhận tiêm chủng từ khách du lịch theo quyết định của mỗi quốc gia thành viên và hiện tại không phải tất cả các quốc gia đều yêu cầu.


2. Phòng chống véc-tơ truyền bệnh

Nguy cơ lây truyền bệnh sốt vàng ở khu vực thành thị có thể được giảm bớt bằng cách vệ sinh các khu vực sinh sản của muỗi như phun thuốc diệt bọ gậy vào các thùng chứa nước và những vị trí có nước tích tụ.


Giám sát và phòng chống véc-tơ là các bước của công tác phòng ngừa và kiểm soát các bệnh truyền qua vector, đặc biệt là kiểm soát lây truyền khi dịch bùng phát. Đối với bệnh sốt vàng da, phòng chống véc-tơ nhắm vào Aedes aegypti và các loài Aedes khác giúp nhận biết được vùng có nguy cơ bùng nổ dịch bệnh.


Trong lịch sử, các chiến dịch kiểm soát muỗi đã loại bỏ thành công Aedes aegypti, vec-tơ gây sốt vàng da đô thị ở hầu hết Trung và Nam Mỹ. Tuy nhiên, Aedes aegypti đã tái lập các khu vực đô thị trong khu vực, làm tăng nguy cơ sốt vàng da đô thị. Các chương trình kiểm soát muỗi nhắm vào muỗi hoang dã ở các khu vực có rừng (sylvatic) là không triệt để để ngăn ngừa lây truyền bệnh sốt vàng da.


Các biện pháp tự phòng ngừa như hạn chế bộ lộ da và sử dụng thuốc chống côn trùng được khuyến cáo để tránh muỗi đốt. Việc sử dụng màn được xử lý thuốc trừ sâu bị hạn chế bởi thực tế muỗi Aedes hoạt động vào ban ngày.


 

Dịch: Đỗ Khánh Linh-SV ĐH Dược Hà Nội

Chỉnh sửa: DS. Phạm Trần Đan Thi

Infographic: Nguyễn Phương Uyên

Nguồn: WHO

72 views0 comments

Recent Posts

See All
bottom of page