
Có phải các bác sĩ khuyến cáo hầu hết trẻ em nên được nuôi bằng sữa mẹ không?
Đúng vậy. Các bác sĩ khuyến cáo rằng, trong những trường hợp khả năng, các bà mẹ nuôi con mình chỉ cần bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Sữa mẹ chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ cho đến khi trẻ được 6 tháng tuổi. Nuôi con bằng sữa mẹ còn giúp bảo vệ trẻ khỏi những bệnh nhiễm trùng tai, nhiễm trùng phổi và tiêu chảy. Nếu có khả năng, các bà mẹ nên cho con mình tiếp tục được bú sữa mẹ cho đến khi trẻ được ít nhất 1 tuổi, thậm chí sau khi trẻ bắt đầu ăn dặm.

Khi nào tôi có thể cho con tôi bú sữa mẹ?
Hầu hết các bà mẹ có thể cho con mình bú sữa mẹ ngay trong phòng sanh. Mẹ nên cho con mình bú sữa mẹ trong vòng vài giờ đầu sau khi sanh. Trong vài ngày đầu sau sanh, mẹ sẽ chỉ tiết ra một lượng ít sữa màu hơi vàng và được gọi là “sữa non”. Sữa non có đầy đủ các dưỡng chất cho nhu cầu dinh dưỡng trẻ sơ sinh. Sau 2 đến 3 ngày, mẹ có thể tạo nhiều sữa hơn.

Tần suất cho trẻ bú thế nào và cho trẻ bú trong bao lâu?
Nên cho trẻ bú khi thấy trẻ có những dấu hiệu trẻ đang đói bao gồm:
Thức dậy khi đang ngủ.
Di chuyển đầu qua lại như đang tìm vú mẹ.
Ngậm hay mút tay, môi hay lưỡi.
Trẻ bú mẹ với những thời khóa biểu khác nhau và khoảng thời gian khác nhau. Ví dụ có những trẻ bú trong 5 phút, còn có trẻ bú trong khoảng 20 phút mới xong.
Bác sĩ khuyến cáo trẻ cần được bú hoàn toàn hết 1 bên vú mẹ để có thể nhận được tất cả các dưỡng chất cần thiết từ sữa mẹ. Sau đó, nếu trẻ còn muốn bú thì mẹ sẽ cho trẻ bú bên còn lại. Đến cử bú sau, hãy nhớ cử bú trước bắt đầu bên vú nào thì đến cử bú sau hãy bắt đầu cho trẻ bú bắt đầu từ bên còn lại. Luân phiên chuyển bên như vậy giúp cả hai bầu vú tạo sữa được liên tục.
Làm thế nào để biết rằng trẻ đã được bú đủ?
Trẻ của bạn đã được bú đủ sữa mẹ. Bạn có thể nhận biết bằng cách:
Kiểm tra tã của trẻ. Sau sanh 4 đến 5 ngày, trẻ đi tiểu và được thay tã mỗi ngày ít nhất 6 lần.
Kiểm tra phân của trẻ. Sau sanh 4 ngày, trẻ đi tiêu mỗi ngày 4 lần hoặc nhiều hơn. Ngày thứ 5, phân của trẻ có màu vàng.
Khám bác sĩ và được đảm bảo rằng trẻ có tăng cân đầy đủ.

Tôi có nên gặp bác sĩ hay ý tá không?
Hãy gọi đến bác sĩ hay ý tá của bạn nếu bạn có:
– Tuyến sữa bị nghẹt và không thể tiết sữa.
– Sốt và thấy cứng, đỏ và sưng ở vú hay bầu vú.
– Chảy máu từ núm vú
– Đau kéo dài khi đang cho con bú.
Tôi có phải thay đổi thói quen ăn uống khi đang cho con bú không?
Các bà mẹ cần có 1 chế độ ăn đầy dinh dưỡng và uống đủ nước. Nếu các mẹ muốn giảm cân thì việc cho con bú là cách rất hiệu quả. Nếu muốn uống hay sử dụng chất cồn, hãy nói với bác sĩ và họ sẽ cho bạn lời khuyên và cách sử dụng an toàn.
Khi nào cần ngưng cho con bú?
Nếu có thể, hãy cứ cho con bạn được bú mẹ đến khi con bạn được 1 tuổi. Tuy nhiên, vẫn có 1 số trường hợp các bà mẹ sẽ chọn cho mình thời điểm khác nhau hay vì lý do khác nhau mà ngưng cho con bú.
Khi bạn quyết định ngưng việc cho con bú, bác sĩ khuyên bạn nên làm điều này từ từ. Các mẹ cần giảm 1 cữ bú mỗi 2 đến 5 ngày, hoặc cho trẻ bú với thời gian mỗi cử ngắn hơn.
Điều này sẽ khiến cho trẻ quen dần với những cử bú ít hơn.
Người soạn: Bùi Thị Hà- SV Y5- ĐH Y Phạm Ngọc Thạch
Chỉnh sửa: DS. Phạm Trần Đan Thi
Tài liệu tham khảo
Patient education: Breastfeeding (The Basics), Sep 26, 2018.