
Sau khi chương trình chủng ngừa quai bị được triển khai tại Hoa Kỳ từ năm 1967, số ca bệnh quai bị đã giảm được 99% tại đất nước này. Tuy nhiên, các đợt bùng phát bệnh quai bị vẫn thi thoảng diễn ra, đặc biệt là ở những nơi mà mọi người giao tiếp thân cận, chẳng hạn như tại các trường đại học và các khu dân cư đông đúc. Bao gồm cả những nhóm người gắn kết bởi các mối quan hệ xã hội, văn hóa, hay gia đình.
Tham gia vào các hoạt động trong cộng đồng.
Sinh hoạt chung trong một không gian.
Trong những đợt bùng phát dịch này, những người đã từng được tiêm chủng 1 hay 2 liều vaccine MMR cũng vẫn có thể nhiễm quai bị. Các chuyên gia vẫn chưa rõ vì sao các đối tượng đã tiêm chủng vẫn mắc bệnh quai bị; có thể do cơ thể của họ không đáp ứng tốt với vaccine. Hoặc hệ miễn dịch của họ suy giảm dần theo thời gian. Các đối tượng này có triệu chứng nhẹ hơn và biến chứng cũng ít xuất hiện hơn. Việc việc tiêm ngừa được thực hiện trên diện rộng sẽ giúp giảm được độ rộng và thời gian kéo dài của dịch. Bởi thế tiêm ngừa đầy đủ vaccine MMR rất quan trọng. Nếu bạn đã được tiêm 2 liều vaccine MMR thì không cần phải tiêm thêm nữa trừ khi chính quyền địa phương chỉ ra bạn thuộc nhóm này.
Khi xảy ra dịch quai bị, chính quyền địa phương có thể yêu cầu những ai thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc quai bị tiêm phòng thêm một mũi vaccine MMR. Quai bị có thể gây nguy hiểm, nhưng hầu hết các đối tượng mắc quai bị thường tự khỏi trong vòng 2 tuần. Khi mắc quai bị, người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi và đau nhức, sốt, và các tuyến nước bọt sưng phồng ở hai bên mặt. Một số người có thể cảm thấy bệnh rất nặng, không thể ăn uống do hàm quá đau, và có thể có các biến chứng nặng nề. Nam giới trưởng thành hay còn vị thành niên có thể bị đau hoặc sưng tinh hoàn. Nữ giới trưởng thành hay vị thành niên có thể bị sưng đau buồng trứng. Có thể xảy ra tình trạng viêm lớp màng bảo vệ não và tủy sống ( bệnh viêm màng não ); có thể mất thính lực, trong một số hiếm trường hợp, tình trạng mất thính lực này là vĩnh viễn. Biến chứng nặng nhất là tình trạng viêm não, có thể gây chết người hoặc tàn tật vĩnh viễn.
Khi một người mắc quai bị, cần phải cách ly với những người khác 5 ngày kể từ lúc tuyến nước bọt bắt đầu sưng lên vì đây là giai đoạn lây nhiễm. Không được đi làm, đến trường hay tham dự bất kỳ hoạt động xã hội nào. Người mắc quai bị nên ở nhà và hạn chế tiếp xúc với những người cùng sinh sống; ví dụ, nên ngủ ở phòng riêng nếu có thể. Việc ở nhà khi đang mắc quai bị là rất quan trọng trong việc ngăn sự lây lan virus cho người khác. Những người nhiễm quai bị sẽ không biểu hiện bệnh ngay - có thể 2 đến 4 tuần sau họ mới bắt đầu có biểu hiện của việc viêm nhiễm.
Ngoài việc cách ly với người khác khi mắc quai bị, người bệnh có thể ngăn ngừa virus lây lan bằng cách:
Che miệng và mũi bằng khăn khi ho hay nhảy mũi, bỏ khăn giấy đã dùng vào thùng rác. Nếu không có khăn giấy, hãy ho và nhảy mũi vào tay áo trên hoặc cùi chỏ; đừng nhảy mũi và ho vào tay.
Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước.
Tránh dùng chung các vật dụng có thể dính nước bọt, chẳng hạn như chai nước hay ly tách.
Khử trùng thường xuyên các bề mặt tiếp xúc như đồ chơi, tay cầm cửa, mặt bàn, mặt quầy.
Biên soạn: DS. Phạm Trần Đan Thi
Nguyễn Hiếu Nghĩa- SV khoa Y- ĐHYD TPHCM
Infographic: Mai Thị Duyên - Anh ngữ Popodoo Lai Châu
Nguồn:
1.Outbreak-Related Questions and Answers for Patients,March 15, 2019,
https://www.cdc.gov/mumps/outbreaks/outbreak-patient-qa.html(truy cập 11/05/2019)
2.Mumps Vaccination,March 8, 2019
https://www.cdc.gov/mumps/vaccination.html (truy cập 11/05/2019)