top of page
Search

NGỘ ĐỘC RƯỢU

Updated: Feb 27, 2020


Thông thường, bạn dễ dàng nhận biết một người uống nhiều rượu thông qua một số triệu chứng như nói chậm hoặc phối hợp động tác kém. Tuy nhiên đôi khi, uống quá nhiều rượu cùng lúc có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm, ngộ độc rượu.

Rượu là chất ức chế thần kinh, làm giảm nhịp thở, nhịp tim và hoạt động của cơ thể thông qua ức chế não và hệ thần kinh.

Gan có vai trò quan trọng trong việc loại bỏ những chất độc trong rượu ngăn không cho những chất này đi vào máu. Khi đưa quá nhiều rượu vào cơ thể cùng một lúc, gan không đủ khả năng để chuyển hóa hết rượu. Vì vậy dẫn đến ngộ độc rượu, hay còn gọi là quá liều rượu.


Triệu chứng


Một số triệu chứng bắt đầu nhẹ rồi nặng dần. Các dấu hiệu của ngộ độc rượu có thể là:

· Hơi thở có mùi rượu

· Nhầm lẫn, nói chậm

· Phối hợp động tác kém, vấp ngã

· Da ẩm ướt


Các triệu chứng nghiêm trọng:

· Lú lẫn, nhầm lẫn

· Ném đồ đạc

· Co giật

· Thở chậm (ít hơn 8 lần/phút)

· Mỗi nhịp thở cách nhau dài (lớn hơn hoặc bằng 10 giây)

· Nhịp tim chậm

· Hạ thân nhiệt

· Da xanh, nhợt nhạt


Biến chứng


Trong nhiều trường hợp nghiêm trọng, ngộ độc rượu có thể nguy hiểm đến tính mạng, có thể gây:

· Nghẹt thở

· Khó thở do vô tình hít phải chất nôn vào phổi

· Mất nước nghiêm trọng

· Tổn thương não

· Hôn mê


Uống quá nhiều rượu trong cùng 1 khoảng thời gian là nguyên nhân chính gây ngộ độc rượu. Đối với đàn ông, giới hạn say là nhiều hơn hoặc bằng 5 đơn vị trong vòng dưới 2 giờ, trong khi ở phụ nữ là 4 đơn vị. Một người có thể rơi vào trạng thái “say bí tỉ” khi uống gấp đôi tiêu chuẩn cho phép.


Thể tích và nồng độ cồn tiêu chuẩn cho 1 đơn vị:

· 350ml bia (5 độ cồn)

· 150ml rượu trắng (12 độ cồn)

· 45ml rượu 80 độ


Yếu tố tăng nguy cơ ngộc độc rượu


Các chuyên gia cho rằng đàn ông có xu hướng uống nhiều rượu hơn phụ nữ. Những người trung niên thường dùng thuốc kê đơn có chứa thành phần gây nghiện. Vì vậy đàn ông và người trung tuổi là 2 đối tượng có nguy cơ cao bị ngộ độc rượu.

Bên cạnh đó, cân nặng và lượng rượu bạn uống cũng liên quan đến khả năng ngộ độc rượu. Vì vậy bạn nên cân nhắc những điều sau:

· Thức ăn bạn ăn gần đây

· Bạn có sử dụng chất kích thích cùng rượu hay không

· Bạn đã uống bao nhiêu rượu và uống trong vòng bao lâu


Cấp cứu nạn nhân ngộ độc rượu


Nếu bạn nghi ngờ ai đó bị ngộ độc rượu, hãy thực hiện các bước sau:

· Gọi 115 ngay lập tức.

· Cố giữ nạn nhân tỉnh táo và ngồi thẳng.

· Cho uống từng ngụm nước nếu nạn nhân còn tỉnh.

· Ủ ấm cho nạn nhân.

· Nếu nạn nhân bất tỉnh, giữ nạn nhân nằm nghiêng và tránh ngạt do nôn.

· Nói với nhân viên y tế về triệu chứng và lượng rượu đã uống của đối tượng.


Những điều không nên làm:

· Không tắm bằng nước lạnh cho nạn nhân vì có thể gây cảm lạnh nặng.

· Không cho nạn nhân ăn để tránh nôn và nghẹt thở.

· Không bắt nạn nhân đi lại để tránh té ngã.


Điều trị

· Rửa dạ dày

· Truyền dịch qua tĩnh mạch

· Thở oxy

· Loại bỏ chất độc ra khỏi máu


 

Dịch: Đỗ Khánh Linh-SV ĐH Dược Hà Nội

Chỉnh sửa: DS. Phạm Trần Đan Thi

Infographic: Phạm Hoài Hoàng Lan-SV- ĐH Công Nghệ TPHCM

Nguồn: https://www.webmd.com/mental-health/addiction/alcohol-poisoning-overview#1,February 20, 2019 (truy cập 6/1/2020)

37 views0 comments

Recent Posts

See All
bottom of page