Ngáy là gì? Và tại sao ta lại ngáy?
Ngáy:
Ngáy là sự rung động của đường thở xảy ra khi ta ngủ, nguyên nhân do việc tắc nghẽn một phần của đường thở. Trong số ít các trường hợp tiếng ngáy khá êm dịu, nhưng phần lớn ngáy gây nhiều phiền toái cho những người xung quanh. Ngáy cũng là một dấu hiệu gợi ý của chứng ngưng thở khi ngủ.

Tại sao ta lại ngáy: (1)
Không phải ai lúc ngủ cũng ngáy, và người mắc chứng ngáy không phải đêm nào cũng bị. Khi một người đi ngủ, cơ thể ta vẫn duy trì việc hít thở. Ngáy chính là sự rung lên của các mô mềm trên đường thở, do không khí bị cản trở lưu thông. Có nhiều nguyên nhân gây cản trở đường thở khi ngủ, như béo phì, khoan mũi viêm do dị ứng, lưỡi gà to, khẩu cái mềm to (*), có polyp khoang mũi…

*Khẩu cái mềm: một mảnh mô mềm nằm trên hàm trên, nửa sau của miệng, tạo vách ngăn giữa khoang mũi và miệng, và nối liền với lưỡi gà.

Ai sẽ ngáy ?
Ngáy có thể gặp ở tất cả mọi người, tuy nhiên cũng không phải ai mắc cũng sẽ ngáy mỗi đêm. Có một số yếu tố khiến một người dễ ngáy khi ngủ hơn người khác:
Nam giới
Béo phì
Lớn tuổi
Dị ứng theo mùa
Viêm xoang
Vẹo vách ngăn
Có polyp mũi
Khẩu cái mềm to
Lưỡi gà to
Các cơ cổ mềm ( bình thường các cơ cổ sẽ giữ một lực nhất định kể cả khi ta ngủ, tuy nhiên trong một số trường hợp như ngủ say, uống rượu, sử dụng thuốc ngủ, hay tuổi già khiến các cơ cổ mềm, không giữ cho đường thở thông suốt như bình thường, gây chứng ngáy ).
Cơ lưỡi yếu
Tác hại của ngủ ngáy
Trước hết, và được được biết đến nhiều nhất trong các tác hại của ngủ ngáy, là việc làm phiền đến những người xung quanh. Ngoài việc ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của những người xung quanh, bản thân người ngủ ngáy cũng có những nguy cơ về sức khỏe, trong đó có hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Hội chứng ngưng thở khi ngủ dẫn đến những vẫn đề về sức khỏe như: (1)
Những khoảng ngưng thở, có thể trên 10 giây, gây ra bởi việc đường thở bị tắc một phần hoặc hoàn toàn khi ngủ.
Thức dậy lúc nửa đêm do tình trạng thiếu dưỡng khí, tuy nhiên người mắc phải gần như không nhận ra mình tỉnh giấc.
Ngủ nông, ngủ không sâu do não bộ cố giữ cho tình trạng thức tỉnh kéo dài để các cơ lưỡi, cơ cổ giữ được trương lực; không chèn vào đường thở.
Ảnh hưởng chất lượng ngủ, khiến cơ thể mệt mỏi khi tỉnh dậy, gây chứng ngủ ngày, mất tập trung trong công việc và học tập.
Tình trạng thiếu oxy máu kéo dài, khiến các mạch máu trong phổi co thắt thường xuyên, lâu dần gây bệnh tăng áp phổi.
Đau đầu mạn tính
Béo phì
Mệt mỏi kinh niên.
Làm thế nào để hạn chế ngáy
Để hạn chế ngáy, ta có thể thay đổi một số thói quen khi thức và khi ngủ sau: (2)
Thay đổi tư tế ngủ:
Trong tư thế nằm ngửa, lưỡi và mô khẩu cái mềm, lưỡi gà sẽ bị trọng lực kéo xuống và chèn vào đường thở, gây nặng thêm tình trang ngáy. Ta có thể chuyển tư thế ngủ nằm ngửa sang các tư thế khác giúp hạn chế hiện tượng trên:
Nằm nghiêng người sang bên.
Nằm đầu cao. Bằng cách lót thêm gối lên đầu, hoặc cổ, hoặc toàn bộ phần lưng.
Giảm cân
Giảm cân có thể giúp cải thiện tình trạng ngáy ở mốt số người, không phải tất cả. Vì người gầy cũng có thể ngáy. Nấu bạn bắt đầu ngáy sau khi tăng cân thì có thể giảm cân sẽ giúp cải thiện.
Tránh rượu bia:
Uống chất cồn 4-5 tiếng trước khi ngủ có thể làm cho tình trạng ngáy tệ hơn và người bình thường không ngáy có thể ngáy sau khi uống rượu
Ngủ “lành mạnh”:
Thói quen ngủ lành mạnh rất quan trọng, dù không rõ nó có làm hạn chế ngủ ngáy hay không, việc ngủ lành mạnh sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Ở đây chỉ nói lược sơ qua một số thói quen ngủ lành mạnh, thông tin chi tiết sẽ được nhắc lại trong bài viết khác:
Đi ngủ đúng giờ, và có thói quen cố định về giờ giấc ngủ
Ngủ trong không gian thông thoáng
Tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào mắt
Tránh xa các thiết bị điện tử trước và trong khi ngủ
Tư thế ngủ ngay ngắn, sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu trong cơ thể
Giữ khoang mũi thông thoáng
Khoang mũi là một phần của đường dẫn khí. Và khi ta viêm nhiễm vùng khoang mũi, hiện tượng viêm sẽ chèn ép khoang và làm nặng thêm tình trạng tắc đường thở. Điều trị ngay khi có thể các triệu chứng viêm này, nếu nó ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ.
Vệ sinh phòng ngủ, chăn gối nệm:
Một phần nào sẽ giảm bớt hiện tượng viêm nhiễm đường hô hấp do bụi. Chọn lựa gối lót đầu thoải mái cũng cải thiện được phần nào chất lượng giấc ngủ.
Uống nhiều nước:
Việc uống nhiều nước thực ra có liên quan sâu xa đến việc làm thông thoáng đường thở thông qua việc làm loãng đàm nhớt trong đường dẫn khí, chất tiết từ mũi và khẩu cái mềm sẽ trở nên đặc dính nếu cơ thể thiếu nước
Tiết đàm nhớt trong đường dẫn khí thực ra là cơ chế bảo vệ của cơ thế khỏi dị vật. Nhưng hạt bụi khí độc trong không khí, một phần sẽ được lọc lại bằng lông mũi. Nếu chúng lọt qua hàng rào lông mũi, chúng sẽ vào sâu hơn. Khi đấy các tế bào trên đường dẫn khí sẽ tiết ra chất nhầy để bắt giữ các hạt bụi này. Khi chúng ta khạc đàm nhớt, thức chất chúng ta đang tống những chất bụi ra khỏi cơ thể.
Việc làm loãng đàm nhớt sẽ giúp cơ thể tống các chất nhầy này ra dễ dàng hơn. Giả sử một cơ thể không bổ sung nước đầy đủ. Đàm sẽ vón cục, khô, và rất khó khạc. Nó sẽ nằm lại trong đường dẫn khí. Và kết quả là sẽ làm nặng hơn tình trạng ngáy, do nó làm nghẹt một phần của đường dẫn.

Khi nào cần đến bác sĩ
Thông thường, một người ngáy ngủ sẽ không tìm đến bác sĩ vì chứng ngáy của mình cho dù nó có ảnh hưởng nhiều hay ít đến chất lượng sống của họ. Đôi khi họ còn không biết họ mắc chứng ngáy khi ngủ, hay đơn giản là họ không hề quan tâm. Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp họ nên quan tâm và những trường hợp bắt buộc phải quan tâm, sau đây là một số các dấu hiệu việc ngáy ngủ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống:
Ngủ ngày, ngủ gật khi đang học tập hay làm việc
Cảm giác nôn nao kích thích
Có biểu hiện trầm cảm
Cảm thấy mệt mỏi suốt ngày
Đau đầu ngay sau khi thức dậy
Được người thân cảnh báo là có những cơn ngưng thở khi ngủ.
Cần chuẩn bị những gì trước khi gặp bác sĩ
Ghi chú lại những triệu chứng mà mình đang gặp phải. nếu không rõ, có thể hỏi thêm những người ngủ chung phòng với mình.
Nhờ người ngủ chung cùng đến gặp bác sĩ khi có thể.
Ghi chú lại những thuốc và những chất bổ sung mà mình đang dùng, kể cả các vitamin, thuốc bổ …
Thời gian gặp bác sĩ có thể eo hẹp, nên tốt nhất cần chuẩn bị những câu hỏi mà mình quan tâm đến trình trạng ngáy. Sau đây là một số ví dụ về các câu hỏi thường dùng: (3)
Cái gì khiến tôi ngáy?
Ngáy có nguy hiểm không bác sĩ, có phải là bệnh nguy hiểm như chứng ngưng thở khi ngủ không?
Tôi có cần xét nghiệm gì không?
Điều trị ở thời điểm hiện tại là gì, bác sĩ có thể kể cho tôi biết không?
Tác dụng phụ của việc điều trị là gì?
Có cách nào khác ngoài những điều trị mà bác sĩ vừa gợi ý không?
Tôi có thể làm gì để ngăn việc ngáy?
Tôi còn có các chứng bệnh khác, làm sao để tôi có thể quản lý nhiều bệnh lý cùng lúc?
Có tài liệu tham khảo hay trang web nào cung cấp thông thêm để tôi tìm hiểu không?
Ngoài những câu hỏi chuẩn bị trước, đừng ngại khi hỏi về những thắc mắc nảy sinh trong khi bác sĩ tư vấn.
Bác sĩ sẽ làm gì để giúp bạn:
Bác sĩ thông thường sẽ bắt đầu hỏi một số câu hỏi liên quan đến bệnh. Các câu hỏi đó có thể là: (3)
Bạnh bắt đầu ngáy khi nào?
Ngáy thường xuyên mỗi đêm không?
Có thường thức giấc lúc nửa đêm không?
Có để ý rằng việc gì ( như uống rượu hút thuốc ) làm nặng hơn tình trạng ngáy không?
Có để ý rằng việc gì ( như nằm ngủ nghiêng ) sẽ cải thiện tình trạng ngáy không?
Tư thế ngủ ?
Âm lượng ngáy to hay nhỏ? có làm phiền người khác không?
Có thể nghe tiếng ngáy từ ngoài phòng ngủ không?
Bạn cùng phòng có thường mô tả bạn hay ngưng thở khi ngủ không?
Bạn có hay nghẹt, ngạt, hay thức giấc để lấy hơi khi ngủ không?
Triệu chứng vào ban ngày như thế nào?
Người biên soạn: Nguyễn Hiếu Nghĩa
Chỉnh sửa: DS. Phạm Trần Đan Thi
Infographic: Mai Thị Duyên – Anh ngữ Popodoo Lai Châu
Tài liệu tham khảo:
webMD, Snoring Causes and Health Risks Associated With Snoring –https://www.webmd.com/sleep-disorders/snoring-basics
webMD, 7 Easy Snoring Remedies: How to Stop Snoring – https://www.webmd.com/sleep-disorders/features/easy-snoring-remedies#1
Mayoclinic, Snoring – Diagnosis and treatment – https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/snoring/diagnosis-treatment/drc-20377701
webMD, Obstructive Sleep Apnea: What Are the Signs? – https://www.webmd.com/sleep-disorders/guide/understanding-obstructive-sleep-apnea-syndrome#1