top of page
Search

HỘI CHỨNG TIỀN KINH NGUYỆT


Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là gì?

Bạn có thể nhận thấy vài dấu hiệu khi kỳ kinh nguyệt sắp đến. Đối với hầu hết phụ nữ, đó không phải là vấn đề. Tuy nhiên với một số người khác, những ngày trước kỳ kinh nguyệt trở nên khó khăn hơn, đảo lộn cuộc sống của họ. Đó gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).

Kỳ kinh nguyệt là một phần tự nhiên trong cuộc sống mỗi người phụ nữ và không ảnh hưởng đến những hoạt động thường ngày. Nhưng nếu PMS trở thành vấn đề, bạn vẫn có nhiều cách để kiểm soát.

PMS là một loạt thay đổi về tâm, sinh lý, hành vi có thể ảnh hưởng đến bạn ở những mức độ khác nhau. Các thay đổi thường đến khoảng 1 đến 2 tuần trước kỳ kinh nguyệt và kết thúc khi kỳ kinh bắt đầu.


Triệu chứng

Hầu hết phụ nữ có một dấu hiệu của PMS mỗi tháng, nhưng không giống nhau ở mỗi người và có thể thay đổi khi bạn già đi. Làm thế nào để biết đây là dấu hiệu của kỳ kinh nguyệt hay hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)?

Để trả lời câu hỏi này, bạn có thể tự hỏi: “Những thay đổi này có ảnh hưởng cuộc sống hằng ngày của bạn không? Có gây ra khó khăn khi làm việc hoặc với những người xung quanh không?” Nếu câu trả lời có, thì có thể bạn bị PMS. Một cách khác để biết bạn có mắc hội chứng hay không là các triệu chứng thường đến vào 5 ngày trước kỳ kinh nguyệt, trong 3 tháng liên tục.

Phụ nữ bị PMS có thể khắc phục bằng nhiều cách. Bạn có thể thay đổi bằng cách cải thiện chế độ ăn, ngủ, tập thể dục hay học cách thư giãn tâm hồn và cơ thể. Nếu các cách này không hiệu quả, bạn có thể trao đổi với bác sĩ.


Dấu hiệu của PMS

PMS thể hiện qua nhiều cách khác nhau. Những biểu hiện dưới đây có thể là một trong những dấu hiệu của PMS, mỗi phụ nữ chỉ gặp phải một vài dấu hiệu.


Dấu hiệu thể chất

· Bụng đầy hơi

· Chuột rút

· Ngực mềm

· Đói

· Đau đầu

· Đau cơ

· Đau khớp

· Sưng chân và tay

· Nổi mụn

· Tăng cân

· Táo bón hoặc tiêu chảy


Dấu hiệu về cảm xúc

· Căng thẳng hoặc lo lắng

· Trầm cảm

· Tâm trạng thất thường

· Khóc

· Khó ngủ

· Không muốn tiếp xúc với người khác

· Cảm thấy khó kiểm soát bản thân

· Giận dữ vô cớ


Dấu hiệu về hành vi

· Hay quên

· Thiếu tập trung

· Mệt mỏi

Thiếu nữ và phụ nữ vẫn có thể bị PMS trong kỳ kinh nguyệt nhưng hầu hết phổ biến ở những phụ nữ:

· Ở độ tuổi từ cuối 20 đến đầu 40

· Đã có 1 con

· Thành viên trong gia đình bị trầm cảm

· Bị trầm cảm sau sinh, trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực.


Nguyên nhân

Mặc dù PMS khá phổ biến nhưng các bác sĩ không biết chính xác nguyên nhân là do đâu. Những điều kiện dưới đây ảnh hưởng đến PMS, nhưng không phải nguyên nhân. PMS có thể xuất hiện hoặc thậm chí tệ hơn nếu bạn:

· Hút thuốc

· Chịu nhiều áp lực

· Không tập luyện thể dục

· Không ngủ đủ giấc

· Uống nhiều rượu hoặc ăn nhiều muối, thịt đỏ và đường

· Trầm cảm

Phụ nữ có vấn đề về sức khỏe có thể cảm thấy tình trạng này trở nên tồi tệ hơn trước kỳ kinh nguyệt bao gồm đau nửa đầu, hen phế quản và dị ứng.


Các cách kiểm soát PMS

Có nhiều cách để giúp bạn kiểm soát được PMS:

· Tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày

· Ăn thực phẩm tốt cho sức khỏe như ngũ cốc, hoa quả và rau

· Nạp đủ lượng calci từ thức ăn (sữa, rau xanh và cá hồi đóng hộp)

· Tránh muối, caffein và cồn

· Không hút thuốc

· Ngủ đủ

· Làm việc và giảm thiểu áp lực

· Theo dõi tâm trạng và triệu chứng của bạn

· Sử dụng các thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen, paracetamol hoặc naproxen theo hướng dẫn.

Một vài người uống thêm vitamin và chất khoáng như acid folic, magie, vitamin B6, vitamin E và calci với vitamin D. Thảo dược cũng được cho rằng giúp giảm triệu chứng của PMS. Nếu bạn dùng vitamin hoặc các chất bổ sung, trao đổi với bác sĩ để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng.


 

Dịch: Đỗ Khánh Linh-SV ĐH Dược Hà Nội

Chỉnh sửa: DS. Phạm Trần Đan Thi

Infographic: Phạm Hoài Hoàng Lan-SV- ĐH Công Nghệ TPHCM

Tài liệu tham khảo:

What Is PMS?,WebMD,February 11, 2019,https://www.webmd.com/women/pms/what-is-pms#1


59 views0 comments

Recent Posts

See All
bottom of page