top of page
Search

CHẤT VI LƯỢNG


Thuật ngữ “chất vi lượng” hiện được dùng rất nhiều, không chỉ riêng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mà còn rất nhiều tình huống trong đời sống hằng ngày. Cùng với nhiều thuật ngữ khác: khoáng chất, bổ sung, thiếu hụt, dinh dưỡng, cân bằng, năng lượng,… Tuy nhiên, đa số được hiểu rất chung chung, thậm chí sai lệch, dẫn đến các tình huống áp dụng trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe không hợp lý.

* Bài viết này sẽ giới thiệu khái quát về “chất vi lượng”. Các nội dung về từng loại chất, tác dụng, cách bổ sung, dấu hiệu thiếu hụt chất,… sẽ được đề cập trong các bài khác.


Chất vi lượng là gì?


Chất vi lượng - micronutrient, là các dưỡng chất cần thiết mà cơ thể sống cần có để có thể khỏe mạnh, phát triển, ngăn ngừa bệnh tật. Vi lượng - micro, nghĩa là số lượng mà cơ thể cần rất ít.1

Theo nghĩa thông dụng nhất, chất vi lượng bao gồm cả khoáng chất (các nguyên tố vô cơ) và vitamin (sinh tố).2

Bữa ăn hàng ngày là nguồn cung cấp chính các chất vi lượng, do cơ thể không thể tự tổng hợp được.Có gần 30 các chất sinh tố và khoáng chất mà cơ thể người không tự tổng hợp được. Các chất này gọi chung là các “chất vi lượng thiết yếu”, cần được bổ sung từ nguồn thực phẩm.



Vai trò của các chất vi lượng:3


Để duy trì và phát triển các mô cơ xương, não bộ, thần kinh, da, mạch máu, và cả hệ thống miễn dịch; cơ thể cần có nguồn cung cấp dưỡng chất, gồm cả chất vi lượng lẫn đa lượng.



Dù chỉ cần 1 lượng nhỏ, nhưng nếu thiếu chất vi lượng; cơ thể sẽ không thể tổng hợp được các chất cần thiết, không hoạt động tốt, có thể mắc bệnh, và trong nhiều trường hợp thiếu hụt nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng.


Một số các chất vi lượng thiết yếu:2


Số chất vi lượng mà cơ thể cần rất nhiều, như calci, maggie, các nhóm vitamin B, vitamin C, D,…

Sau đây là một số chất vi lượng thông dụng. Cần lưu ý là ngoài ra còn rất nhiều chất vi lượng khác rất cần thiết chưa được kể tên.

Sắt:

Sắt là một trong những nguyên tố vi lượng được biết đến nhiều nhất. Do nó có trong cấu tạo của tế bào máu. Ngoài ra, sắt còn đặc biệt quan trọng trong việc phát triển hệ vận động và nhận thức.

Phụ nữ mang thai và trẻ em là các đối tượng dễ gặp tình trạng thiếu sắt nhất.

Iod (I-ốt):

Iod là khoáng chất rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển não bộ và nhận thức của bào thai. Ngoài ra iod cũng là thành phần quan trọng trong việc sản xuất hormone tuyến giáp.

Lượng iod từ thức ăn hàng ngày thường rất thấp.

Kẽm:

Kẽm là một khoáng chất cần thiết cho hệ miễn dịch, chống bệnh, cũng như phát triển hệ thần kinh.

Thiếu hụt kẽm có thể ảnh hưởng sức khỏe thai kỳ, và là một trong những nguyên nhân gây sinh non.

Vitamin A:

Vitamin A rất cần cho việc duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh, cũng như vai trò của nó trong việc duy trì sức khỏe của đôi mắt.


Bạn có đang cung cấp cho cơ thể đủ các chất vi lượng:3


Rất khó để trả lời việc có cần quan tâm, mức độ và khi nào cần phải quan tâm đến các chất vi lượng cũng như cách bổ sung nó như thế nào, hay các dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt các chất nào.

Hầu hết những đối tượng có điều kiện kinh tế ổn định, có kiến thức cơ bản về tổ chức bữa ăn, sinh hoạt điều độ thì sẽ không gặp nhiều vấn đề về thiếu hụt dinh dưỡng.



Tùy vào độ tuổi, giai đoạn phát triển, phái tính, chủng tộc cũng như địa dư khí hậu của nơi ở; sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Chẳng hạn như phụ nữ mang thai cần xem xét bổ sung kẽm, folate, sắt,…

Một số loại bệnh tật gây ra tình trạng kém hấp thu các chất dinh dưỡng.

Cách tốt nhất để đảm bảo cơ thể có được nguồn cung cấp chất vi lượng đầy đủ và cân bằng là thông qua việc tổ chức ăn uống lành mạnh. Đối với một số đối tượng như thai phụ, trẻ nhỏ hay những người mắc các bệnh lý kém hấp thu; cần có sự hỗ trợ từ nhân viên y tế như bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng.


 

Dịch và biên soạn: Bs. Nguyễn Hiếu Nghĩa

Chỉnh sửa: DS. Phạm Trần Đan Thi

Infographic: Phạm Hoài Hoàng Lan-SV- ĐH Công Nghệ TPHCM

Nguồn:

World Health Organization; 2013; Micronutrients - https://www.who.int/nutrition/topics/micronutrients/en/

Center for Disease Control and Prevention; last reviewed: August 12, 2019; Micronutrient Facts - https://www.cdc.gov/nutrition/micronutrient-malnutrition/micronutrients/index.html

Beverly Merz, Executive Editor, Harvard Women's Health Watch; September, 2016; Micronutrients have major impact on health - https://www.health.harvard.edu/staying-healthy/micronutrients-have-major-impact-on-health

45 views1 comment

Recent Posts

See All
bottom of page