top of page
Search

Chăm sóc giảm nhẹ


Thuật ngữ “chăm sóc giảm nhẹ” có thể vẫn còn xa lạ với người dân Việt Nam. Bài viết này sẽ nói sơ lược về nội dung của chăm sóc giảm nhẹ, đối tượng của chăm sóc giảm nhẹ hướng đến và ai là người thực hiện việc chăm sóc.


I. Định nghĩa về chăm sóc giảm nhẹ:1


Theo WHO ( Tổ chức Y tế Thế giới ), chăm sóc giảm nhẹ là một cách tiếp cận nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân khi đối mặt với vấn đề bệnh tật đe dọa tính mạng, thông qua việc phòng ngừa và giảm nhẹ đau đớn, bằng cách xác định sớm, đánh giá toàn diện, điều trị đau và các vấn đề khác về thể chất tâm linh và tinh thần.


Chăm sóc giảm nhẹ:


  • giúp giảm đau và các triệu chứng khó chịu khác;

  • nhận định và xem sự sống và cái chết là một quá trình tự nhiên;

  • không đẩy nhanh hoặc trì hoãn cái chết;

  • tích hợp các khía cạnh tâm lý và tinh thần vào việc chăm sóc bệnh nhân;

  • cung cấp một hệ thống hỗ trợ để giúp bệnh nhân sống tích cực nhất có thể cho đến khi chết;

  • cung cấp một hệ thống hỗ trợ để giúp thân nhân có thể ổn định trong thời gian bệnh nhân bị bệnh và khi bệnh thân qua đời;

  • sử dụng phương pháp tiếp cận nhóm để giải quyết nhu cầu của bệnh nhân và gia đình của họ, bao gồm cả tư vấn về việc người thân qua đời, nếu được chỉ định;

  • nâng cao chất lượng cuộc sống, và cũng có thể ảnh hưởng tích cực đến diễn tiến của bệnh tật;

  • được áp dụng sớm trong giai đoạn sớm của bệnh, kết hợp với các liệu pháp khác nhằm mục đích điều trị giúp kéo dài sự sống, chẳng hạn như hóa trị hoặc xạ trị

II. Đối tượng bệnh nhân được chăm sóc giảm nhẹ:2


Những bệnh nhân mắc các bệnh hiểm nghèo, phải chịu những tác động nặng nề của bệnh tật lên sức khoẻ và khả năng hoạt động, là những đối tượng mà chăm sóc giảm nhẹ hướng tới.



Những đối tượng bệnh nhân trong quá trình điều trị và theo dõi có các triệu chứng do bệnh gây ra:

  • mệt mỏi

  • biếng ăn

  • nôn ói

  • khó thở

  • trầm cảm

  • lo âu

Những biểu hiện bệnh và triệu chứng trên sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt, quan hệ gia đình và xã hội, không chỉ đơn thuần bào mòn sức khoẻ của người bệnh.

Thông qua quá trình chăm sóc giảm nhẹ, cùng với sự đồng hành giữa bệnh nhân, bệnh nhân, và nhân viên y tế; các triệu chứng của bệnh nhân sẽ được cải thiện. Cùng với sự hỗ trợ từ người thân và cộng đồng, chất lượng cuộc sống của người bệnh sẽ được cải thiện.


III. Ai sẽ là người thực hiện việc chăm sóc giảm nhẹ:2


Thông thường dễ có sự hiểu nhầm rằng chỉ có nhân nhân viên y tế mới có thể thực hiện việc chăm sóc giảm nhẹ. Thực ra, ngoài đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng ( được đào tạo về kiến thức và kỹ năng chăm sóc giảm nhẹ ), thì những tình nguyện viên công tác xã hội, dược sĩ, thầy tu ( hỗ trợ về nhu cầu tâm linh và tinh thần của bệnh nhân ) là những người có thể đồng hành cùng bệnh nhân và gia đình trong việc đối đầu bệnh tật.


IV. Những nội dung trong chăm sóc giảm nhẹ: 2


Việc quản lý triệu chứng, hỗ trợ về mặt tinh thần - tâm linh, hỗ trợ trong việc đưa ra quyết định điều trị; là 3 thành tố chính trong vấn đề chăm sóc giảm nhẹ.


1. Quản lý triệu chứng:2


Đối với bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, việc giảm nhẹ những triệu chứng là việc cần thiết. Tuy không nhằm mục đích điều trị, việc giúp bệnh nhân giải toả gánh nặng từ những triệu chứng do bệnh sẽ giúp ích rất nhiều trong công tác điều trị.

Thông qua việc sử dụng thuốc và các liệu pháp hỗ trợ, các vấn đề sau của bệnh nhân sẽ được cải thiện:

  • mệt mỏi

  • biếng ăn

  • nôn ói

  • khó thở

  • trầm cảm

  • lo âu

2. Hỗ trợ về mặt tinh thần - tâm linh:2


Tham vấn

Hỗ trợ tâm linh

Hỗ trợ từ cộng đồng

Hỗ trợ từ người chăm sóc chính

Hỗ trợ thân nhân trong việc chấp nhận bệnh tình

# hình 3

3. Hỗ trợ quyết định điều trị:2

Khi đối diện với bệnh cảnh hiểm nghèo, bản thân người bệnh và thân nhân sẽ thấy việc đưa ra quyết định chọn phương pháp điều trị là rất khó khăn. Công việc tư vấn ngay từ lúc bắt đầu quá trình điều trị bệnh là cần thiết.

Công việc tư vấn điều trị thường sẽ được bác sĩ điều trị chính đảm nhận.

# hình 4

IV. Kết luận:2

Hiện tại cùng với việc tần suất các bệnh mạn tính kéo dài, thì cộng đồng y khoa cũng nhận định rằng mục tiêu cải thiện chất lượng sống cần được tiến hành song song với phương pháp trị liệu chính.

Mục tiêu hiện tại của cộng động y khoa là đưa mô hình chăm sóc giảm nhẹ vào chương trình chăm sóc hiệu quả hơn, và sớm hơn, chứ không chỉ áp dụng cho những bệnh hiểm nghèo ở giai đoạn cuối như trước đây.

Mục tiêu của việc chăm sóc giảm nhẹ là giúp cho người bệnh có thể thấy thoải mái và tìm được ý nghĩa cuộc sống kể cả trong lúc ốm đau bệnh tật.

Người dịch và biên soạn: Bs. Nguyễn Hiếu Nghĩa

Nguồn:

World health organization, WHO Definition of Palliative Care - http://www.who.int/cancer/palliative/definition/en/

Mary K. Buss, MD, MPH; Laura K. Rock, MD; and Ellen P. McCarthy, PhD, MPH, February 2017, Understanding Palliative Care and Hospice: A Review for Primary Care Providers - https://www.mayoclinicproceedings.org/article/S0025-6196(16)30763-7/pdf

266 views0 comments

Recent Posts

See All
bottom of page