top of page
Search

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC SINH THIẾU THÁNG

1. Dấu hiệu cảnh báo sinh thiếu tháng?


Trong hầu hết các trường hợp, sinh thiếu tháng ( trước tuần thứ 37 của thai kì) xảy ra không lường trước được và không rõ nguyên nhân. Giống với sinh thường, dấu hiệu của sinh non bao gồm:

  • Những đợt co thắt sau mỗi 10 phút hoặc thường xuyên hơn

  • Thay đổi dịch tiết âm đạo ( chất nhầy trong âm đạo tiết ra nhiều hơn hoặc chảy máu)

  • Áp lực lên vùng xương chậu, cảm giác như em bé đang được tụt xuống dưới

  • Đau phần lưng dưới

  • Đau bụng dưới cảm giác như đau bụng kinh

  • Đau quặn bụng có hoặc không kèm tiêu chảy

2. Một số phụ nữ có xu hướng sinh sớm hơn những người khác?


Nhiều trường hợp nguyên nhân dẫn đến sinh thiếu tháng không được xác định rõ, tuy nhiên một số yếu tố nguy cơ được biết có thể làm tăng khả năng sinh sớm ở phụ nữ.




3. Các biện pháp phòng tránh sinh non?

Phòng ngừa sinh thiếu tháng là một thử thách vì có rất nhiều nguyên nhân gây ra, và vì các nguyên nhân thường rất phức tạp và không phải nguyên nhân nào cũng được hiểu rõ. Tuy nhiên phụ nữ mang thai có thể thực hiện các bước sau để giảm nguy cơ sinh non và cải thiện tình trạng sức khỏe chung:

  • Bỏ hút thuốc

  • Tránh rượu và các chất kích thích

  • Thực hiện việc chăm sóc trước khi sinh ngay khi bạn nghĩ mình mang thai và trong suốt quá trình mang thai

  • Tìm đến sự chăm sóc y tế khi có bất cứ dấu hiệu nào của sinh non.

  • Trao đổi với bác sĩ hoặc nhân viên chăm sóc sức khỏe về việc điều trị bằng progesteron nếu bạn đã sinh non trước đó.

  • Một biện pháp khác để giảm nguy cơ sinh non là đợi ít nhất 18 tháng giữa các lần mang thai

4. Tôi có nguy cơ sinh non không nếu sử dụng biện pháp thụ tinh trong ống nghiệm ( IVF) hoặc kỹ thuật hỗ trợ sinh sản khác (ART) để mang thai?


Phụ nữ mang thai nhờ ART có nguy cơ sinh non cao hơn bởi vì họ dễ mang thai nhiều hơn một phôi trong cùng một lần(mang đa thai).


5. Có thể sắp xếp lịch sinh trước tuần thứ 39 của thai kỳ không?


Sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi diễn ra trong suốt thai kỳ, đặc biệt quan trọng ở những tuần cuối. Nếu không có yêu cầu y tế, việc sinh không nên lên kế hoạch trước tuần thứ 39 của thai kỳ.




 

Dịch: Đỗ Khánh Linh- SV ĐH Dược HN

Chỉnh sửa:DS. Phạm Trần Đan Thi

Infographic: Phạm Hoài Hoàng Lan-SV- ĐH Công Nghệ TPHCM

Nguồn: Preterm Birth, CDC, April 24, 2018,

https://www.cdc.gov/reproductivehealth/maternalinfanthealth/pretermbirth.htm

(truy cập 03/07/2019)

30 views0 comments

Recent Posts

See All
bottom of page