
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi các loại virus khác nhau[1]: Coxsackie virus (A16) and Enterovirus 71 (EV71) [4]. Bệnh gây đau ở miệng, tay, chân, mông, và đôi khi là ở cơ quan sinh dục [3] Bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, lý do là vì ở độ tuổi này hệ miễn dịch của trẻ chưa thể bảo vệ cơ thể khỏi các virus gây bệnh. Tuy nhiên, trẻ ở tuổi lớn hơn và người trưởng thành cũng có thể mắc bệnh tay chân miệng. Tại Mỹ, bệnh tay chân miệng phổ biến vào mùa xuân, mùa hạ và mùa thu[1]. Ở Việt Nam, bệnh xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, cao điểm là từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12[2].
Bệnh thường tự khỏi trong 7-10 ngày, triệu chứng của bệnh có thể được điều trị [1]
Bệnh tay chân miệng và bệnh lở mồm long móng thường gặp ở bò, cừu, và heo là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau. Người không nhiễm bệnh ở động vật và động vật cũng không nhiễm bệnh ở người. [1]
Bệnh tay chân miệng chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ
Bệnh tay chân miệng hầu hết xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi mặc dù người trưởng thành và trẻ trên 5 tuổi cũng có thể mắc bệnh. Khi một người bị nhiễm bệnh, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể đặc hiệu bảo vệ khỏi tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể bị nhiễm bệnh lại vì bệnh tay chân miệng được gây ra bởi các chủng virus khác nhau. [2]
Mức độ nguy hiểm của bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng thường không nghiêm trọng và hầu như bệnh nhân sẽ tự khỏi trong vòng 7-10 ngày mà không cần điều trị. Bệnh nhân có thể bị viêm màng não do virus và cần nhập viện điều trị trong vì ngày, tuy nhiên trường hợp này cũng hiếm khi xảy ra. Những biến chứng hiếm xảy ra hơn nữa là bại liệt, viêm não.[1]
Bệnh tay chân miệng lây truyền như thế nào?
Bệnh lây từ người bệnh sang người lành thông qua:
Tiếp xúc như hôn, ôm, sử dụng đồ dùng ăn uống chung
Ho, hắt hơi
Tiếp xúc với phân ví dụ như khi thay tã cho bé
Tiếp xúc với dịch ở những chỗ phồng rộp
Tiếp xúc với đồ vật hoặc bề mặt có chứa virus Đây là lý do tại sao chúng ta luôn luôn phải giữ gìn vệ sinh, như là rửa tay với nước và xà phòng để giảm nguy cơ nhiễm bệnh và truyền bệnh [1]
Triệu chứng
Sốt
Chán ăn
Đau họng
Mệt mỏi
Xuất hiện những nốt đỏ đau trong miệng
Có những nốt đỏ phòng rộp ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đôi lúc ở đầu gối, khuỷu tay, mông hoặc vùng bộ phận sinh dục
Sốt, đau họng là những triệu chứng xuất hiện sớm.[4]
Những triệu chứng này không xuất hiện cùng một lúc và không phải ai cũng có tất cả các triệu chứng kể trên, một số không có triệu chứng nhưng vẫn có khả năng truyền bệnh.[3]
Chỉ có thể điều trị triệu chứng của bệnh tay chân miệng
Không có phương pháp triều trị chuyên biệt cho bệnh tay chân miệng.
Sốt và đau nhức có thể được kiểm soát bằng thuốc giảm đau hạ sốt như acetaminophen hay ibuprofen[1]. Không dùng aspirin cho trẻ nhỏ vì có thể gây ra vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng [4]
Uống nhiều nước để tránh mất nước và dịch cơ thể[1]
Đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức nếu có các triệu chứng sau:
Thở gấp, thở khó
Sốt cao trên 39 độ C, tim đập nhanh hơn bình thường
Nhức đầu, cứng cổ, đau lưng
Gặp khó khăn trong di chuyển, hoặc không thể cử động một phần cơ thể
Tiểu ít hoặc không đi tiểu[5]
Những hướng dẫn giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh:
Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước trong 20 giây, đặc biệt sau khi thay tã, hướng dẫn trẻ nhỏ làm tương tự như vậy.
Tránh tiếp xúc mắt, mũi, miệng với tay chưa được rửa sạch
Tránh những tiếp xúc gần gũi như hôn, ôm, uống chung ly, dùng chung đồ dùng ăn uống với người bị bệnh tay chân miệng
Vệ sinh khử trùng thường xuyên bề mặt và đồ vật tiếp xúc như đồ chơi, núm cửa đặc biệt là nếu có ai đó bị bệnh.
Hiện chưa có vaccine ngừa bệnh tay chân miệng [1]

DS. Phạm Trần Đan Thi
Infographic: Mai Thị Duyên – Anh ngữ Popodoo Lai Châu
Tài liệu tham khảo:
1.Hand, foot, and mouth didease, centers for disease control and prevention (CDC),June 28, 2018, https://www.cdc.gov/features/handfootmouthdisease/index.html (truy cập 11/10/2018)
2.Hand foot mouth disease in children (Vietnam), APNES, 28/08/2018, http://enterovirus.nhri.org.tw/2018/08/28/hand-foot-mouth-disease-in-children-vietnam/ (truy cập 11/10/2018)
3.Patient education: Hand, foot, and mouth disease (The Basics), uptodate,
4.Facts About Hand-Foot-and-Mouth Disease, Webmd, September 08, 2018, https://www.webmd.com/children/guide/hand-foot-mouth-disease#1 (truy cập 11/10/2018) 5. Hand, Foot, and Mouth Disease, drugs.com, Dec 21, 2018, https://www.drugs.com/cg/hand-foot-and-mouth-disease.html (truy cập 24/12/2018)