top of page
Search

BỆNH QUAI BỊ



Bệnh quai bị là gì?


Quai bị là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi một loại virus, dễ dàng lây lan qua nước bọt và dịch tiết. Nó thường xảy ra ở trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh[1].


Quai bị có thể tác động đến bất cứ vị trí nào trên cơ thể, nhưng hầu hết các trường hợp ảnh hưởng đến tuyến nước bọt dưới và trước tai (gọi là tuyến nước bọt mang tai). Những tuyến này có thể sưng lên nếu nhiễm trùng. Thực tế, hai má phồng và quai hàm sưng lên là dấu hiệu phát hiện bị nhiễm virus. [1]



Quai bị thường được ghi nhận ở trẻ tuổi 5-9, mặc dù cả tuổi vị thành niên và người lớn vẫn có thể bị ảnh hưởng. Sau thời kỳ ủ bệnh khoảng 2-4 tuần, bệnh quai bị bắt đầu với những triệu chứng không đặc hiệu như là đau cơ, đau đầu, cảm giác khó chịu, không có năng lượng và sốt nhẹ.[5]


Quai bị đã từng rất phổ biến. Nhưng kể từ khi ra đời của vaccine MMR (Sởi - Quai bị - Rubella) vào năm 1967, quai bị hầu như không còn nữa.[1]


Mặc dù vaccine đã góp phần làm giảm mạnh mẽ các ca bệnh quai bị, nhưng dịch vẫn xảy ra. Dịch thường diễn ra ở những nhóm người tiếp xúc gần gũi trong thời gian dài, như sử dụng chung ly tách, hôn, và chơi thể thao cùng với nhau, hoặc sống gần với một người có bị quai bị. Một vài người đã tiêm vaccine có thể vẫn bị nhiễm quai bị nếu họ phơi nhiễm (tiếp xúc) với virus. Tuy nhiên, triệu chứng ở những người đã tiêm ngừa vaccine thường nhẹ hơn.[2]


Dấu hiệu và triệu chứng của quai bị[3]



Dấu hiệu nhận biết quai bị rất phổ biến đó là má sưng và mềm, quai hàm sưng. Đây là kết quả khi những tuyến nước bọt dưới tai bị sưng ở một hoặc cả hai bên, thường được gọi là viêm tuyến mang tai.


Những triệu chứng khác bắt đầu một vài ngày trước khi tuyến mang tai bị viêm, gồm:

  • Sốt

  • Đau đầu

  • Đau cơ

  • Mệt mỏi

  • Ăn không ngon

Triệu chứng biểu hiện đặc trưng 16-18 ngày sau nhiễm, nhưng giai đoạn này kéo dài trong khoảng 12-25 ngày sau nhiễm.

Một vài người nhiễm quai bị có những triệu chứng rất nhẹ (như cảm lạnh), hoặc không có triệu chứng nào hết và có thể là họ không nhận ra mình có bệnh.


Con đường lây truyền của quai bị


Bệnh lây lan trực tiếp qua tiếp xúc với nước bọt hoặc những giọt dung dịch nhỏ ở đường hô hấp như từ miệng, mũi, hoặc họng. Một người bị nhiễm có thể phát tán virus bằng cách:[4]

  • Ho, hắt hơi, hoặc nói chuyện

  • Chia sẻ vật dụng có dính nước bọt, như là chai nước hoặc ly tách

  • Tham gia những hoạt động tương tác với người khác, như là chơi thể thao, nhảy, hoặc hôn

  • Chạm vào vật dụng hoặc bề mặt với đôi tay chưa rửa, sau đó người khác lại chạm vào đó

Thời điểm lây bệnh:[4]


Một người bị nhiễm bệnh có thể làm lây lan quai bị từ vài ngày trước khi tuyến nước bọt của họ sưng to và trong vòng 5 ngày sau khi sưng vẫn có thể lây bệnh. Người bị quai bị nên hạn chế tiếp xúc với người khác suốt thời gian đó, Ví dụ, ở nhà thay vì đến trường, và không tham gia các sự kiện xã hội.


Biến chứng của quai bị[6]


Quai bị có thể dẫn tới nhiều biến chứng, đặc biệt ở người lớn.

Biến chứng có thể gồm:

  • Viêm tinh hoàn ở nam giới người đã tới tuổi dậy thì; điều này có thể dẫn tới kích thước tinh hoàn nhỏ (teo tinh hoàn). Viêm tinh hoàn có thể xảy ra ở 20% nam giới trẻ tuổi bị bệnh quai bị.[5]

  • Viêm buồng trứng và/hoặc viêm mô vú

  • Viêm tụy

  • Viêm não

  • Viêm mô bao phủ não và tủy sống (viêm màng não)

  • Bị điếc

  • Dù biến chứng là viêm tinh hoàn hay buồng trứng thì quai bị đã được cho thấy đều dẫn đến vô sinh.

Tiêm phòng quai bị[5]


Quai bị có thể được phòng ngừa nhờ vaccine MMR. Vaccine này có thể phòng được 3 bệnh: sởi, quai bị và rubella. CDC khuyến cáo rằng trẻ em phải tiêm 2 liều vaccine MMR:

  • Liều thứ nhất lúc 12-15 tháng tuổi và

  • Liều thứ hai lúc 4-6 tuổi

MMR vaccine an toàn và hiệu quả. Một người tiêm 2 liều vaccine MMR giảm khoảng 88% nguy cơ quai bị; một người tiêm 1 liều vaccine giảm khoảng 78% nguy cơ mắc bệnh.

Trẻ em cũng có thể tiêm vaccine MMRV, ngăn ngừa được sởi, quai bị, rubella và thủy đậu. Đây là vaccine duy nhất được cấp quyền sử dụng cho trẻ ở độ tuổi 12 tháng tuổi đến 12 tuổi.


 

Biên soạn:

DS. Phạm Trần Đan Thi

Lương Mỹ Huyền-SV-khoa Y Đại Học Quốc Gia TPHCM

Tài liệu tham khảo:

1.What Are the Mumps?December 14, 2018,

https://www.webmd.com/children/vaccines/what-are-the-mumps (truy cập 11/05/2019)

2.Mumps Outbreaks

https://www.cdc.gov/mumps/index.html (truy cập 11/05/2019)

3.Signs & Symptoms of Mumps,March 15, 2019,

https://www.cdc.gov/mumps/about/signs-symptoms.html(truy cập 11/05/2019)

4.Transmission of Mumps,March 15, 2019,

https://www.cdc.gov/mumps/about/transmission.html(truy cập 11/05/2019)

5.Mumps Vaccines,14 November 2011,

https://www.who.int/biologicals/vaccines/mumps/en/(truy cập 11/05/2019)

6.Complications of Mumps,March 15, 2019,

https://www.cdc.gov/mumps/about/complications.html(truy cập 11/05/2019)

57 views0 comments

Recent Posts

See All
bottom of page