top of page
Search

BỆNH GOUT



Theo báo cáo của các nhà khoa học về cơ xương khớp trên thế giới, một vài con số đáng chú ý về bệnh lý gout:

  • 1% – 4% dân số thế giới mắc gout,

  • tỷ lệ ở nam cao gấp 2 – 6 lần so với nữ

  • tỷ lệ mắc gout trên thế giới đang gia tăng 1 cách nhanh chóng vì những thói quen xấu như: dùng thức ăn nhanh, ít vận động, tỷ lệ mắc bệnh béo phì và các bệnh chuyển hóa tăng: đái tháo đường, tăng huyết áp.[1]

Định nghĩa

Gout là 1 dạng viêm khớp gậy ra bởi sự lắng đọng tinh thể acid uric tại khớp. Acid uric là sản phẩm thoái gián của purines – 1 thành phần trong thức ăn hằng ngày của chúng ta. Sư bất thường của acid uric trong máu và hình thành tinh thể acid uric có thể gây nên viêm khớp, sỏi thận và tắt tại các ống thận gây nên suy thận. [2]


Dấu hiệu và triệu chứng bệnh:

Triệu chứng điển hình của gout là cơn đau tại khớp bị ảnh hưởng.

Những cơn đau gout cấp bắt đầu đột ngột và kéo dài vài ngày hoặc vài tuần. Sau 1 đợt đau dữ dội, bệnh nhân sẽ trải qua 1 khoảng thời gian dài (vài tuần, vài tháng, hoặc vài năm) mà không có triệu chứng nào trước khi 1 cơn đau khác lại kéo tới. Cơn đau gout thường chỉ xảy ra trên 1 khớp và thường là khớp ngón chân cái. Những khớp thường bị ảnh hưởng khác là các khớp ngón chân khác, khớp cổ chân, khớp gối, khớp ngón bàn tay.

Triệu chứng ở khớp bị ảnh hưởng có thể là:[3]

  • Đau, thường là rất dữ dội

  • Sưng

  • Đỏ

  • Nóng


triệu chứng của gout
Triệu chứng của gout

nốt tophi
Nốt tophi

Nguyên nhân của gout là gì?

Gout gây ra bởi acid uric trong máu quá cao. Cơ thể lấy acid uric từ phá hủy purines - là chất có trong cơ thể bạn và thực phẩm bạn ăn. Khi có quá nhiều acid uric trong cơ thể, tinh thể acid uric có thể lắng đọng trong khớp, dịch và mô cơ thể. Các tinh thể này sẽ thu hút bạch cầu (yếu tố gây viêm), điều đó dẫn đến cơn đau gout cấp và những lần viêm mạn tính kéo dài. Mặc khác, acid uric có thể lắng đọng tại thận và gây sỏi thận. Tuy nhiên, acid uric máu cao không phải luôn luôn gây ra gout, và acid máu cao mà không có triệu chứng của gout thì không cần phải điều trị.[3]


Ai có thể mắc gout?

Những người có các yếu tố dưới đây có nhiều nguy cơ có acid uric máu cao, thứ mà ta biết sẽ gây ra gout:

  • Đàn ông

  • Béo phì

Mắc các bệnh mạn tính:

  • Suy tim

  • Cao huyết áp

  • Đái tháo đường

  • Suy thận

  • Dùng thuốc, ví dụ thuốc lợi tiểu

  • Uống rượu. uống càng nhiều nguy cơ mắc gout sẽ càng tăng

  • Dùng thực phẩm có chứa nhiều đường Fructose

  • Chế độ ăn giàu purines: hải sản (tôm, cua, sò, hến,..), thịt đỏ(heo, bò,..), nước sốt thịt, các loại súp và nội tạng động vật

  • Uống rượu. Nguy cơ mắc gout càng tăng khi lượng rượu uống vào càng tăng

  • Sử dụng các loại đồ uống và thức ăn có nhiều fructose

  • Thuốc: aspirin liều thấp (tuy nhiên, vì giúp ngăn ngừa cơn đau tim và đột quỵ, không khuyến cáo ngưng sử dụng aspirin liều thấp khi bị bệnh gout), các thuốc lợi tiểu như: hydrochlorothiazide và Lasix, các thuốc ức chế miễn dịch dùng khi ghép tạng cyclosporine (Neoral, Sandimmune) and tacrolimus (Prograf) [3] [4]

Làm sao để chẩn đoán gout? [3]

Nhiều loại viêm khớp có thể nhầm lẫn với gout, vì thế bệnh nhân nên đến các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để được chẩn đoán chính xác nhất. Gout có thể được chẩn đoán dựa vào những triệu chứng của bạn, các kết quả xét nghiệm của máu và dịch khớp của bạn, và các hình ảnh x – quang của khớp bị đau.


Gout được điều trị như thế nào? [4]

Gout nên được điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp

Trong đợt đau cấp, gout được điều trị với liều thấp thuốc colchicine uống, thuốc kháng viêm không steroid hoặc kháng viêm có corticoid để làm giảm triệu chứng bệnh.

Điều trị giảm acid uric máu:

  • Sau khi qua đợt đau cấp tính của bệnh, việc điều trị giảm acid uric máu được đặt ra để phòng ngừa cơn đau tái phát. Thuốc được dùng là colchicine liều thấp và các thuốc giảm acid uric máu. Thời gian điều trị là 6 tháng và mục tiêu kiểm soát là acid uric máu ≤ 6 mg/dL.

  • Việc điều trị phải kết hợp với một lối sống lành mạnh

  • Việc không điều trị sẽ gây ra biến chứng tại khớp với sự biến dạng khớp và nốt tophi

Làm cách nào để tự kiểm soát gout và cải thiện chất lượng cuộc sống? [3]


Gout ảnh hưởng đến rất nhiều mặt của cuộc sống thường ngày, bao gồm cả công việc và các hoạt động thường nhật. Điều may mắn là có nhiều cách đã được chứng minh có hiệu quả trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân gout.


Khuyến cáo bắt buộc cho gout:

  • Chế độ ăn lành mạnh. Tránh những thực phẩm có thể gây ra cơn gout cấp, bao gồm thực phẩm có nhiều purines (như chế độ nhiều thịt đỏ, nội tạng động vật và thức ăn biển), và hạn chế lượng cồn sử dụng (đặc biệt là bia và rượu mạnh)

Những cách để kiểm soát gout được khuyến cáo nên làm:

  • Tập thể dục: việc tập luyện yêu cầu tối thiểu 150 phút trong 1 tuần với các bài tập thể lực ở mức trung trình. Những môn thể dục gợi ý cho bạn: đi bộ, bơi và đạp xe. Tập thể dục cũng sẽ làm giảm đi các nguy cơ mắc các bệnh mạn tính khác như bệnh lý tim mạch, đột quỵ và đái tháo đường.

  • Tái khám thường xuyên và đúng hẹn: Gout là bệnh lý mạn tính bao gồm giai đoạn sưng đau khớp cấp và những giai đoạn viêm phá hủy khớp âm thầm không triệu chứng. Nên, việc điều trị dự phòng sau đợt cấp là cần thiết để tránh những biến chứng bệnh gây ra. Vì vậy, chúng tôi khuyến cáo mọi bệnh nhân nên tái khám với bác sĩ điều trị thường xuyên để nhận lời khuyên và kế hoạch điều trị của bệnh.

  • Kiểm soát cân nặng: cân nặng nên được duy trì với BMI ≤ 25 kg/m2. Việc giảm cân và duy trì cân nặng ở mức cho phép sẽ giúp làm giảm áp lực cho khớp, giảm đau, cải thiện chức năng khớp và làm chậm quá trình viêm.

  • Tránh tổn thương khớp: những thương tổn cho khớp sẽ làm tệ hơn tình trạng viêm khớp vì thế nên tránh những hoạt động mạnh có thể gây tổn thương khớp.



 

Biên soạn: Lê Ngọc Vũ, trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Chỉnh sửa: DS. Phạm Trần Đan Thi

Infographic: Nguyễn Phương Uyên

Tài liệu tham khảo:

  1. Gout: An old disease in new perspective – A review, NCBI, 2017, https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5512152/#b0025(truy cập 22/06/2019)

  2. Gout Pictures Slideshow: causes, Symptoms, And Treatment of Gout https://www.webmd.com/arthritis/ss/slideshow-gout(Truy cập 17/07/2019)

  3. Gout information last reviewed: January 28, 2019 Content source: Centers for Disease Control and Prevention , National Center for Chronic Disease Prevention and Health Promotion , Division of Population Healthhttps://www.cdc.gov/arthritis/basics/gout.html(Truy cập 17/07/2019)

  4. Gout information updated March 2019 by Marcy Bolster, MD, and reviewed by the American College of Rheumatology Committee https://www.rheumatology.org/I-Am-A/Patient-Caregiver/Diseases-Conditions/Gout(truy cập 17/07/2019)

45 views0 comments

Recent Posts

See All
bottom of page